BÀI 3 : QUANG HỢP CỦA THỰC VẬT
3. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngồi đến q trình quang hợp của thực vật
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quá trình quang hợp
Nồng độ CO2 trong khơng khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp.
- Nồng độ CO2 thấp nhất để cây bắt đầu quang hợp là 0,008-0,01%. Khi
nồng độ CO2 tăng nhưng ở mức thấp thì cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. Nếu tiếp tục tăng nồng độ CO2 lên thì cường độ quang hợp tăng lên nhưng cường độ hơ hấp khơng tăng và do đó đến một lúc nào đó ta có sự cân bằng giữa quang hợp và hơ hấp, tức là cường độ quang hợp bằng cường độ hơ hấp.
Nồng độ CO2 trong khơng khí mà cây đạt được sự cân bằng giữa quang hợp và hô hấp gọi là điểm bù của quang hợp.
- Sau điểm bù nếu nồng độ CO2 tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng lên nhưng về sau thì tăng chậm dần và đến lúc nào đó cường độ quang hợp không tăng nữa mặc dù nồng độ CO2 vẫn tăng. Nồng độ Co2 trong khơng khí ứng với lúc quang hợp đạt cực đại gọi là điểm bão hoà CO2 của quang hợp.
- Sau điểm bão hoà, nếu tiếp tục tăng hàm lượng CO2 thì cường độ quang hợp khơng tăng nữa mà có xu hướng giảm.
- Nhìn chung các cây trồng có điểm bão hồ CO2 dao động từ 0,06-0,1%. Ở nồng độ CO2 bão hoà này, cường độ quang hợp của các cây lấy hạt có thể tăng gấp hai lần, còn các cây cà chua, dưa chuột và cây rau có thể tăng 4 lần. Nồng độ CO2 trong khí quyển là 0,03%.
Như vậy từ nồng độ CO2 trong khí quyển đển điểm bão hồ cịn một khống cách xa. Do đó con người có thể điều chỉnh nồng độ CO2 trong môi trường quang hợp để tăng năng suất cho cây trồng.
- CO2 của khơng khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp, đồng thời là sản phẩm của q trình hơ hấp, nếu nồng độ q cao thì ức chế hơ hấp và ức chế quang hợp.
- Đất là một nguồn cung cấp CO2 cho khơng khí. CO2 trong đất chủ yếu là do hô hấp của vi sinh vật và của rễ cây tạo nên.
Thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.