Sự ngủ nghỉ của thực vật và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 79 - 81)

BÀI 5 : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT

4. Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật (1-4)

4.4. Sự ngủ nghỉ của thực vật và biện pháp khắc phục

4.4.1. Sự ngủ nghỉ của thực vật

- Hoạt động sinh trưởng của các thực vật bậc cao luôn chịu tác động theo mùa rõ rệt. Những cây lâu năm thì có mùa sinh trưởng nhanh, có mùa sinh trưởng chậm và thậm chí có thời gian cây ngừng sinh trưởng và bước vào một thời kỳ ngủ nghỉ. Còn những thực vật hàng năm thì chu kỳ sống kết thúc bằng sự chết, nhưng các hạt, củ, căn hành của chúng vẫn sống trong trạng thái ngừng sinh trưởng và ngủ nghỉ.

- Trong thời kỳ ngủ nghỉ đó, có một sự giảm sút mạnh mẽ các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cơ thể dẫn đến cây ngừng sinh trưởng. Các thực vật ôn đới vào mùa đông thường trút lá và bước vào trạng thái ngủ đơng cho đến mùa xn thì bắt đầu sinh trưởng lại. Như vậy, sự ngủ nghỉ được xem là một phản ứng thích nghi của cây và có thể trở thành một đặc tính di truyền của lồi.

- Có hai trạng thái ngủ nghỉ do các nguyên nhân khác nhau điều chỉnh: + Ngủ nghỉ bắt buộc: Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho sự sinh trưởng như thiếu nước, nhiệt độ thấp, quang chu kỳ khơng thích hợp...

+ Ngủ nghỉ sâu: Khi cân bằng hocmon (sự tích luỹ quá nhiều axit abxixic mà hàm lượng của giberelin quá thấp thì quá trình ngủ nghỉ của chúng được hoạt hoá); cấu tạo của lớp vỏ hạt, vỏ củ (bền vững về cơ học); Phơi hạt chưa chín xong về sinh lý.

4.4.2. Điều chỉnh trạng thái ngủ nghỉ

- Phá ngủ:

+ Chà xát cho mỏng vỏ, ghè nhẹ cho nứt vỏ (không gây thương tổn phôi hạt), hoặc dùng axit ngâm cho mỏng vỏ ngồi... Với củ khoai tây thì có thể làm xây xát lớp vỏ bần bên ngoài củ. Tuy nhiên, biện pháp cơ giới rất dễ gây thương tổn và đễ dàng cho nấm bệnh xâm nhập.

+ Tăng tính thấm cho vỏ hạt và củ như biện pháp xếp lớp: Xếp một lớp hạt, một lớp cát ẩm thì sau một thời gian nhất đinh, tính thấm của hạt tăng lên và hạt có thể nảy mầm.

+ Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng để điều chỉnh sự cân bằng hocmon theo hướng nảy mầm. Người ta thường sử dụng giberelin (GA3) để tăng tỷ lệ GA/ABA, kích thích nảy mầm.

Ví dụ: Để phá ngủ cho củ khoai tây tạo củ giống trồng thêm vụ khoai tây mới, ta có thể phun hoặc ngâm khoai tây mới thu hoạch với dung dich GA3 nồng độ 2 - 5 ppm rồi ủ cho nảy mầm.

Nếu ta kết hợp đồng thời vừa điều chỉnh cân bằng hocmon và tính thấm thì hiệu quả phá ngủ sẽ cao hơn.

+ Biện pháp xử lý nhiệt độ thấp cũng có thể kích thích sự nảy mầm của hạt, củ giống.

nghỉ là trạng thái bảo quản tốt nhất, ít hao hụt nhất.

+ Người ta sử dụng các chất có tác dụng ức chế nảy mầm như MH (malein hydrazit), MENA (metyl este của a-NAA) ... cho việc bảo quản củ khoai tây, hành tỏi... Có thể phun các chất này trước khi thu hoạch hoặc sau khi thu hoạch.

+ Bảo quản ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh và trong kho lạnh. Nhiệt độ thấp có thể làm chậm sự nảy mầm của hạt trong kho lạnh, nhưng chúng có thể nảy mầm ngay khi gieo ra ruộng.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)