Mối quan hệ giữa hô hấp và hoạt động sống của thực vật (1, 2)

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 67 - 68)

BÀI 4 : HÔ HẤP CỦA THỰC VẬT

2. Mối quan hệ giữa hô hấp và hoạt động sống của thực vật (1, 2)

2.1. Hô hấp và sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây

2.1.1. Hô hấp và hút nước

- Sự hấp thu nước và vận chuyển nước đi lên các bộ phận trên mặt đất rất cần năng lượng được cung cấp từ q trình hơ hấp của cây đặc biệt là của hệ thống rễ.

- Nếu hơ hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm và có thể bị ngưng.

- Ta có thể quan sát hiện tượng đó khi cây bị ngập úng, do thiếu oxi mà rễ cây hơ hấp yếm khí, khơng đủ năng lượng cho hút nước, cây bị héo.

- Hạn sinh lý có thể xảy ra khi thiếu oxi trong đất, cây không hút nước đủ bù đắp cho lượng thoát đi và chúng cân bằng nước. Để khắc phục hạn sinh lý thì ta tìm cách đưa oxi vào đất cho rễ hơ hấp như chống úng, sục bùn, phá váng, làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng…

2.1.2. Hô hấp và hút khoáng

- Trong trường hợp sự xâm nhập chất khống vào rễ ngược với Građien nồng độ thì nhất thiết phải cung cấp năng lượng. Vì vậy, hơ hấp của hệ rễ là rất cần thiết để cho q trình xâm nhập chất khống chủ động. Nếu hơ hấp của rễ bị giảm và ngừng thì hút khống cũng ngừng. Do vậy, việc bón phân kết hợp với cung cấp oxi cho đất như làm cỏ, xới xáo, vun luống…thì sẽ tăng hiệu quả của việc sử dụng phân bón…

- Hơ hấp tạo ra ngun liệu cho sự trao đổi ion khoáng trong dung dịch đất.

- Hô hấp tạo ra các chất nhận để kết hợp với ion khoáng rồi đưa vào trong cây.

2.2. Hơ hấp và tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất thuận

2.2.1. Hơ hấp và tính chịu nóng và chịu phân đạm

- Nhiệt độ cao và thừa đạm có thể làm cho cây trồng chết. Trong điều kiện nhiệt độ cao, prơtein bị phân huỷ và giải phóng NH3 tích luỹ gây độc cho

cây. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu cây chết nóng cũng tương tự như sự dư thừa NH3 khi thừa đạm trong cây gây độc amơn cho cây trồng.

- Vai trị của hơ hấp là tạo ra sản phẩm để đồng hố NH3 làm giảm nồng độ của nó trong cây và cây chịu được nóng cũng như thừa phân đạm. Vì vậy, sự tăng hơ hấp khi gặp nóng cũng như bón nhiều phân đạm ở những thực vật chịu nóng và chịu phân đạm có ý nghĩa quan trọng giúp cây chống chịu được điều kiện bất thuận lợi đó.

2.2.2. Hơ hấp và tính chống chịu sâu bệnh - tính miễn dịch thực vật

- Tăng cường độ hơ hấp khi bị bệnh là một phản ứng thích nghi của cây chống lại bệnh: Sự tăng hô hấp là kết quả của tăng hô hấp của cây chủ và vi sinh vật.

- Hơ hấp của cây chủ có tác dụng làm yếu độc tố do vi sinh vật tiết ra bằng cách oxi hoá chúng và làm giảm hoạt tính của các enzim thuỷ phân của các vi sinh vật.

- Hô hấp cung cấp năng lượng để cây có thể chống chịu với sự xâm nhập và hoạt động của các vi sinh vật trong cơ thể…

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)