6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng cho vay tại ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam – ch
chi nhánh Nam Thăng Long
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại Vietinbank – Nam Thăng Long
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trên địa bàn, thực hiện kế hoạch kinh doanh được Vietinbank giao, những năm qua Vietinbank – Nam Thăng Long luôn đáp ứng đủ yêu cầu về vốn cho các cá nhân, hộ kinh doanh, sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay của Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tổng dư nợ 6,497 100% 5,782 100% 6,481 100% Theo thời hạn - Ngắn hạn 2,523 39% 2,7 46% 3,370 52% - Trung dài hạn 3,974 61% 3,122 54% 3,111 48%
Theo loại tiền
- VND 6,090 94% 5,493 95% 6,027 93%
- Ngoại tệ quy đổi 407 6% 289 5% 454 7%
Theo ngành nghề
- Cho vay xây lắp, đầu tư, sản xuất.. 1,754 27% 1,735 30% 1,879 29% - Cho vay thương mại 2,469 38% 2,197 38% 2,528 39% - Cho vay tiêu dùng 1,884 29% 1,619 28% 1,620 25%
- Cho vay khác 390 6% 231 4% 454 7%
(Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank - Nam Thăng Long năm giai đoạn 2017- 2019)
Qua số liệu của Bảng 2.4 cho thấy: Mặc dù năm 2017 Dư nợ CN có sự giảm đột ngột do TW điều chuyển 01 KH lớn sang CN khác nhưng ngay sau đó đã có sự tăng trưởng dư nợ trở lại. Thời gian qua tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng cho thấy đang có dấu hiệu phục hồi nhưng tăng trưởng chưa ổn định và còn ở mức thấp.
Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn tại Chi nhánh là 2.523 tỷ đồng chiếm 39% tổng dư nợ, dư nợ trung dài hạn là 3.974 tỷ đồng, chiếm 61%. Sang năm 2018 thì dư nợ ngắn hạn của chi nhánh là 2660 tỷ đồng, chiếm 46% trong tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn năm này đạt 3.122 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 54% trong tổng dư nợ. Đến năm 2019 thì tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm 48%. Dư nợ ngắn hạn tăng đạt 3.770 tỷ đồng chiếm 52% trong tổng dư nợ và lần đầu tiên sau 3 năm dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung dài hạn với số tiền là 259 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ dự nợ ngắn hạn của CN có xu hướng tăng dần. Mặc dù có mức lãi suất cho vay thấp hơn nhưng đây là cơ cấu cho vay mang lại hiệu quả cao do có mức độ linh hoạt tốt hơn, và cơ chế mua – bán vốn của CN với TW cũng mang lại hiệu quả hơn vì Nim cao hơn. Đây cũng là một xu hướng hợp lý bởi việc đẩy tỉ trọng cho vay ngắn hạn đồng nghĩa với tính linh hoạt và số lượng KH đa dạng hơn. Trong khi dư nợ trung dài hạn có tính ổn định nhưng xét theo từng khoản vay thì dư nợ đó sẽ chỉ theo hướng trả nợ và giảm dần theo lịch trả nợ của KH…
Phân theo loại tiền : Đồng VNĐ trong dư nợ tín dụng của chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn, tương ứng đạt trên 90%. Cụ thể 03 năm 2017, 2018, 2019 đạt mức tương ứng là 94%, 9% và 93%. Nhìn chung, tại địa bàn nội thành Hà Nội khơng có nhiều doanh nghiệp FDI, và tại các Khu cơng nghiệp thì Vietinbank cũng đã giao các Chi nhánh Chuyên biệt tại địa bàn phục vụ, do đó tỉ lệ trên tại CN Nam Thăng Long cũng là phù hợp.
Phân theo ngành kinh tế: theo cách phân loại dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế thì Dư nợ ngành xây lắp, đầu tư, sản xuất tại chi nhánh chiếm tỷ trọng khoảng gần 30%. Duy trì và tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2019. Đối tượng khách hàng cho vay chủ yếu của chi nhánh là chủ đầu tư các cơng trình xây lắp, các doanh nghiệp đầu tư Tài sản cố định để sản xuất hàng hóa... Do đó, dư nợ cho vay ngành này tại chi nhánh chiếm tỷ trọng cao. Ngoài ra, chi nhánh cho vay ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng tương đối khoảng gần 40% mỗi năm. Dư nợ ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng lên. Khách hàng này rất tiềm năng và có tính linh hoạt cao, là nhóm đối tượng mà nhiều NHTM đang hướng tới mục tiêu phát triển. Một đối tượng khách hàng không thể không nhắc tới là đối tượng cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay lĩnh vực này ở khoảng từ 25%-29% và đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên đây cũng nên là một nhóm đối tượng mà Vietinbank Nam Thăng Long cần đẩy mạnh do cho vay tiêu dùng là một loại hình cho vay có lãi suất
cao, bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ đi kèm và mang lại lợi ích tổng thể lớn hơn mức bình qn. Cịn lại là dư nợ cho vay khác.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank –Nam Thăng Long
Trong những năm qua, mặc dù hoạt động mở rộng cho vay, tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn. Nhưng khơng phải vì vậy mà Chi nhánh phải tăng trưởng dư nợ bằng mọi giá, bỏ qua an tồn vốn. Vấn đề chất lượng tín dụng ln được nêu cao, Chi nhánh luôn ý thức rằng tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước là dưới 5%. Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, nợ xấu tại Chi nhánh qua các năm luôn dưới 2.5%, năm 2019 nợ xấu ở mức 1.9% và mục tiêu của Chi nhánh trong thời gian tới là kiểm sốt nợ xấu ln giữ ở mức dưới 1.5%.
Theo Quyết định 506/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ban hành ngày 27/05/2014 “V/v Ban hành Quy định về việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công thương Việt Nam”. Tại Vietinbank phân loại nợ thành 5 nhóm. Nhận thấy, trong những năm gần đây Vietinbank – Nam Thăng Long đã và đang cố gắng trong việc quản lý nợ xấu, đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay, được thể hiện qua số liệu trong Bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Bảng phân loại nhóm nợ tại Vietinbank – Nam Thăng Long từ năm 2017 - 2019. từ năm 2017 - 2019.
ĐVT: tỷ đồng, %.
Năm 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
Nhóm 1 6,451 98.6% 5,749 97.5% 6,358 97.8% Nhóm 2 4 0.1% 13 0.2% 19 0.3% Nhóm 3 45 0.7% 39 0.7% 96 1.5% Nhóm 4 13 0.2% 65 1.1% 0 0.0% Nhóm 5 28 0.4% 29 0.5% 26 0.4% Tổng nợ quá hạn 91 1.4% 146 2.5% 142 2.2% Tổng nợ xấu 87 1.3% 133 2.3% 123 1.9% Tổng dư nợ 6,542 100% 5,896 100% 6,500 100%
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Vietinbank – Nam Thăng Long)
Qua bảng 2.5 cho thấy, nợ quá tăng trong năm 2018 và giảm trong năm 2019, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng là nguy cơ cho nợ xấu xuất hiện, đặc biệt năm 2019 nợ nhóm 3 là 96 tỷ đồng, tăng gần gấp 2.5 lần nợ nhóm 3 năm 2018; nguyên nhân chủ yếu do CN có 01 KH vay dự nợ 60 tỷ cần bị ảnh hưởng khách quan và Cơ cấu nợ (sau khi cơ cấu lần 1, theo quy định thì KH phải chuyển sang nợ Nhóm 3).
Năm 2019, nợ nhóm 1 là 6.358 tỷ đồng, chiếm 97.8% tổng dư nợ, nợ nhóm 2 là 19 tỷ đồng, chiếm 0.3%, nợ nhóm 3 là 96 tỷ đồng, chiếm 1.5% tổng dư nợ, nợ nhóm 4 là Khơng; nợ nhóm 5 là 26 tỷ đồng chiếm 0.4%.
Bảng 2.6: Bảng tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank – Nam Thăng Long từ năm 2017 - 2019.
ĐVT: %.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng nợ xấu 1.3% 2.3% 1.9%
Nợ nhóm 1 và nợ nhóm 2 98.7% 97.7% 98.1%
Tổng 100% 100% 100%
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Vietinbank – Nam Thăng Long)