Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 88 - 91)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số giải pháp, kiến nghị về công tác quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân

3.3.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tíndụng

Kiểm sốt rủi ro tín dụng hiện nay cũng là một khâu yếu trong dây chuyền quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Nam Thăng Long. Như phân tích thực trạng ở chương 2 đã cho thấy, hoạt động này cũng được thực hiện khá sơ sài, mang tính hình thức, chưa sát với yêu cầu kiểm soát và diễn biến của thực tiễn; các phương án kiểm sốt cịn nghèo nàn, hoạt động kiểm sốt khơng được định hướng, gây khó cho người thực hiện. Chính vì vậy, chấn chỉnh lại hoạt động kiểm soát, xác định định hướng và cách thức kiểm sốt rõ ràng, tăng cường tính chun nghiệp, thực hiện đa dạng và chất lượng hơn các biện pháp kiểm soát để nâng cao khả năng ứng xử linh hoạt và hiệu quả của hoạt động quản trị này cũng là một yêu cầu cần thiết, quan trọng đối với Chi nhánh.

Để tăng cường được năng lực và hiệu quả cho hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng của mình, Vietinbank – Nam Thăng Long cần phải thực hiện 3 nội dung, đó là:

a. Kiểm sốt chặt chẽ q trình cho vay

Trong q trình quyết định tín dụng và quản lý tín dụng, ln phải thực hiện nghiêm túc, nhất quán và chặt chẽ các biện pháp kiểm soát độ đảm bảo chắc chắn về năng lực tài chính, khả năng điều hành, tính quyết tâm theo đuổi hoạt động kinh doanh và ý chí trả nợ của người vay; tính khả thi của dự án/phương án vay vốn về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ. Cụ thể yêu cầu là:

- Phải chắc chắn bảo đảm được năng lực tài chính, năng lực tổ chức và duy trì hoạt động kinh doanh, và tính trách nhiệm của người vay khi quyết định cấp tín dụng: Điều này yêu cầu người vay phải có mức vốn tự có tham gia vào dự

nguồn gốc, và kiểm soát được việc sử dụng đúng cam kết. Từ trước đến nay yêu cầu này vẫn được triển khai nhưng chưa thật sự kiểm soát được độ tin cậy về khả năng bỏ vốn tự có thật và nguồn gốc của khoản vốn đó. Vì thế, đây là yêu cầu phải được thực hiện triệt để.

- Đối với yêu cầu đảm bảo tiền vay: Tài sản đảm bảo phải được xác định là khơng phải nguồn thu nợ chính mà để dựa vào đó cấp tín dụng, nhưng phải là yếu tố cần phải có để dự phịng cho khả năng thu nợ nếu có rủi ro, đồng thời cũng là một biện pháp kiểm chứng tính quyết tâm, tính chịu trách nhiệm với rủi ro và trách nhiệm trong việc trả nợ của người vay trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Do đó, khi nhận tài sản đảm bảo nợ phải ln ln đảm bảo u cầu về tính thực chất và chất lượng, hạn chế tình trạng nhận tài sản chỉ có giá trị hạch tốn trên sổ sách, cịn lại thì khơng quản lý được tài sản thực tế; hoặc tài sản có giá trị sổ sách cịn cao nhưng giá trị thực tế thì rất thấp (do tính khấu hao thấp). Việc này liên quan đến cách thức định giá và nhận tài sản. Về vấn đề này, cần có một số cân nhắc sau:

+ Trong nhiều trường hợp, việc định giá tài sản khơng nhất thiết phải là căn cứ theo hóa đơn, chứng từ ghi chép của khách hàng như hiện nay, mà phải định giá AMC hoặc công ty độc lập. Yêu cầu này nên sử dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu, đảm bảo nợ vay chủ yếu bằng máy móc thiết bị, hoặc đang có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ và đối với khách hàng vay mới.

+ Loại tài sản nhận làm đảm bảo cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào năng lực và ý chí trả nợ của khách hàng mà chấp nhận tài sản đảm bảo, không áp dụng quy định đại trà. Nhận tài sản đảm bảo nên hướng vào chất lượng tài sản hơn là nhận nhiều về số lượng. Lựa chọn tài sản có tính ổn định, ít biến động giảm theo thời gian và có tính thanh khoản cao sẽ tốt hơn nhiều so với một tài sản có giá trị cao nhưng nguy cơ biến động giảm nhanh, hoặc khó thanh lý do tính đặc thù.

+ Trong những trường hợp cụ thể, đối với những khách hàng khó tính thì cần có những ứng xử khéo léo để giữ vững sự đảm bảo cho ngân hàng: Có thể kết hợp giữa yêu cần tăng cường chất lượng của tài sản đảm bảo và khả năng đảm bảo nợ với việc cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời cho người vay theo diễn biến từng thời kỳ, sao cho mức độ đảm bảo ln được giữ vững và tăng lên. Ngồi ra, cũng nên cân nhắc kỹ về tỷ lệ động sản và bất động sản trong tổng giá trị tài sản nhận làm đảm bảo của khách hàng; nên khuyến khích yêu cầu nhận tài sản đảm bảo là bất động sản, mà ít nhất là các tài sản đó của chính những người chủ, lãnh đạo, quản lý của

doanh nghiệp. Một sự do dự của khách hàng cũng có thể cho thấy một khả năng không chắc chắn về hiệu quả của phương án sử dụng vốn hoặc phương án trả nợ. Trong điều kiện chưa thể giám sát được dòng tiền của người vay thì đây cũng có thể xem là biện pháp để đảm bảo cho sự quay lại của dịng vốn tín dụng đã cấp ra.

- Đối với yêu cầu về kiểm tra tín dụng/kiểm tra khách hàng: Từ trước đến nay,

yêu cầu này vẫn luôn là yêu cầu bắt buộc trong hoạt động cấp tín dụng, đây là cơng việc quan trọng, đóng vai trị thơng tin chính cho q trình quản trị sau cấp tín dụng. Vì thế, để quản trị rủi ro sau cấp tín dụng được tốt, yêu cầu hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên khách hàng/khoản vay phải luôn được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và chất lượng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như: Sự hạn chế về số lượng và khả năng của đội ngũ cán bộ; một số trường hợp là sự thiếu trung thực của khách hàng; và đơi lúc cả vì mục tiêu giữ khách hàng, mở rộng hoạt động tín dụng, nên trong thực tế, hoạt động này cũng chưa được thực hiện đúng, thường xuyên theo định kỳ và chất lượng hoạt động này còn chưa cao. Do đó, yêu cầu phải có sự chấn chỉnh lại hoạt động này một cách nghiêm túc là một yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động kiểm soát.

b. Tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ

- Hoạt động kiểm soát rủi ro có đạt chất lượng hay khơng liên quan rất nhiều đến quy trình kiểm sốt, định hướng kiểm sốt và các chiến lược kiểm soát được chọn trong từng thời kỳ của tổ chức. Đối với Vietinbank – Nam Thăng Long, trong thời gian qua hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng chưa được thực hiện theo đúng quy trình thống nhất và chuẩn mực, chưa xác định được định hướng, các kỹ thuật áp dụng còn nghèo nàn và chưa có hệ thống bài bản, cách thức thực hiện cũng cịn mang tính kinh nghiệm chủ quan. Vì vậy, cơng tác kiểm sốt rủi ro vẫn chưa thực sự hồn thành tốt vai trị của mình.

- Để tăng cường được chất lượng của kiểm sốt rủi ro theo thực trạng tín dụng và yêu cầu hiện nay, Vietinbank – Nam Thăng Long cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm phải hệ thống kiểm tra nội bộ phải kiểm tra hết toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống để phát hiện và có biện pháp ngăn chăn kịp thời các vi phạm quy trình quy chế tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng.

vay và giám sát tổng thể danh mục như đã trình bày ở phần trên.

- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu

cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ như đã đề cập ở trên cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là cơng cụ giám sát tín dụng quan trọng, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thơng qua:

+ Rà sốt và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó có thể xác định được tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo. Hơn nữa việc đi thăm thực địa cịn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Việc này mặt dù đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long đề cập đến tuy nhiên việc đánh giá kết quả chưa sâu, chưa thực hiện thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến đọng bất lợi trong hoạt động tín dụng.

c. Sử dụng các cơng cụ phái sinh để dự phịng, ngăn ngừa rủi ro

Vietinbank – Nam Thăng Long nên sử dụng các cơng cụ tính phái sinh để giảm thiểu RRTD. Đây là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Các cơng cụ tín dụng phái sinh chủ yếu là: hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng hốn đổi tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)