6. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tíndụng tại ngânhàng TMCP Cơng
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực như vừa nêu trên, thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Nam Thăng Long giai đoạn qua cũng có những hạn chế, những điểm yếu cơ bản - những vấn đề làm cho quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại đây chưa đạt được kết quả tốt, chưa hoàn thành sứ mệnh đảm bảo độ an tồn và hiệu quả kinh doanh tín dụng của Chi nhánh. Những mặt hạn chế của Vietinbank – Nam Thăng Long được xác định sau quá trình phân tích gồm:
+ Việc nhận diện rủi ro của chi nhánh do chi nhánh tự đánh giá, chưa có sự
kết hợp, học hỏi . Chi nhánh đưa ra cách nhân diện, phân loại rủi ro dựa vào kinh nghiệm, thực tế tại chi nhánh và không theo quy trình, kế hoạch cụ thể. Chi nhánh chưa tập hợp các loại rủi ro và cách nhận diện chúng.
+ Mặc dù nợ xấu đã được khống chế với tỷ lệ thấp, song nguy cơ nợ xấu tăng
vẫn còn nếu khơng có hướng xử lý và ngăn chặn nợ nhóm 2 chuyển thành nợ xấu. Q trình thẩm định vay vốn chưa chặt chẽ do cán bộ thiếu thông tin, việc phân tích, đánh giá, nhận xét các thơng tin chưa chuẩn xác mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào các số liệu, tài liệu do khách hàng cung cấp chưa thu thập thông tin qua bạn hàng, cơ quan chủ quản, cơ quan thuế...vv dẫn đến việc đánh giá về năng lực quản trị, khả năng điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính cịn hạn chế có cán bộ sử dụng ngay số liệu sai để thẩm định, trong khi đó khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất để quyết định cho vay.
+ Nguồn thơng tin để phân tích và thẩm định tín dụng cịn hạn chế: Chi nhánh thiếu thơng tin tín dụng về các . Thực tế, chi nhánh chủ yếu sử dụng thông tin từ các nguồn tin do thu thập từ khách hàng như : hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính, phỏng vấn khách hàng. Đối với thơng tin bên ngồi chủ yếu là thông tin từ CIC của NHNN. Ngoài ra, việc thu thập thông tin từ các kênh khác như : từ đối tác của doanh nghiệp, cơ quan thuế, thông tin từ ngân hàng khác cịn hạn chế. Do đó vẫn chưa có sự xác minh các thông tin bằng việc so sánh, đối chiếu các nguồn tin khác nhau. Do đó, chất lượng thơng tin chi nhánh thu được chưa thực sự đáng tin cậy. Bởi nguồn tin từ CIC cịn sơ sài, mang tính thời điểm chưa hoàn toàn cập nhật về doanh nghiệp. Trong khi nguồn tin các khách hàng cung cấp phản ánh không trung thực. Doanh nghiệp sử dụng nhiều báo cáo khác nhau cho các bên liên quan sử dụng thông tin ( cơ quan thuế, NH, hải quan…) Chất lượng thơng tin khơng chính xác đã gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Cơng tác xây dựng chính sách, hoạch định rủi ro và định hướng tín dụng được thực hiện cịn yếu, khơng sát với diễn biến tình hình và thiếu căn cứ-luận chứng xác đáng; công tác tổng kết đánh giá, thu thập và phân tích thơng tin quản lý phản hồi được thực hiện hình thức, chưa mang lại hiệu quả thong tin, hiệu quả quản lý thực sự.
+ Đối với công tác nhân sự và phân bổ nguồn lực dành cho hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro: Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu và tính chất phức tạp của cơng việc.
+ Đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn đang thiếu so với nhu cầu công việc thực tế, làm cho cán bộ tín dụng nhiều lúc bị q tải cơng việc, dẫn đến buông lỏng kiểm tra, giám sát các khoản vay/khách hàng.
2.4.2.2 Nguyên nhân
- Từ phía Ngân hàng
Trình độ và năng lực cán bộ tín dụng cịn nhiều hạn chế. Cán bộ tín dụng là người đầu tiên khởi đầu quy trình quản lý rủi ro cho vay. Tuy nhiên, nhận thức, kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau nên kết quả làm việc cũng khác nhau. Mỗi cán bộ tín dụng phải thực hiện toàn bộ quy trình của một khoản vay, đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn và lại thực hiện cho vay đối với nhiều sản phẩm khác nhau, với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đánh giá khách hàng trước khi vay vốn và quản lý khách hàng sau khi vay vốn. Bên cạnh đó, thực trạng tại các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung là tuổi đời của nhân viên khá trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa thể đưa ra các đánh giá chính xác.
Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh quá cao. Ngân hàng áp chỉ tiêu doanh số cho các chi nhánh phịng giao dịch, cho cán bộ tín dụng. Chỉ tiêu này nếu không được nghiên cứu phù hợp, vơ hình chung sẽ là áp lực khiến cán bộ tín dụng làm ẩu, chi nhánh đề xuất qua loa để hoàn thành chỉ tiêu được giao
- Từ phía khách hàng vay vốn
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng:
Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đốn các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa, có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà khơng tính tốn kỹ hoặc khơng có khả năng tính tốn những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.
Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngồi ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có
lãi, song vẫn khơng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Ngồi ra cịn một số nguyên nhân khách quan/chủ quan khác từ phía khách hàng như:
Ảnh hưởng từ suy thối kinh tế, tình hình dịch bệnh Covid-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh. Khi đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng hàng không bán/xuất được sẽ dẫn tới mất dần khả năng trả nợ do nợ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, kho bãi, nhân công…
Khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích đăng ký ban đầu, vay phục vụ mục đích kinh doanh nhưng thực tế là sử dụng cho việc mua sắm cá nhân..
- Một số nguyên nhân khác
Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…
Các thủ tục pháp lý ở địa phương còn rườm rà, sự chậm chễ trong cách thủ tục cấp phép đã ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của người vay. Cơ hội kinh doanh có tính thời điểm, nhưng nó sẽ khơng thể thực hiện nhanh chóng được nếu khơng được “cởi trói” bởi thủ tục pháp lý. Việc chậm chễ, rườm rà sẽ dẫn đến hệ quả hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lịng” phải “treo” trên giấy.
Thông tin kết nối với các tổ chức quản lý chức năng như : cơ quan tài nguyên môi trường, cơ quan phụ trách đăng ký kinh doanh, cơ quan Quản lý thị trường… cịn chưa thơng suốt
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Là một ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, Vietinbank – Nam Thăng Long góp phần thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển, cung cấp vốn kịp thời cho các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh…, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, bắt kịp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Hoạt động tín dụng vẫn là một hoạt động chính, tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho Chi nhánh.
Qua phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Nam Thăng Long trong thời gian qua, thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn cịn những bất cập, chưa thật sự hiệu quả. Từ những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG