Giải pháp hồn thiện cơng tác tài trợ tổn thất tíndụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 91 - 94)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số giải pháp, kiến nghị về công tác quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân

3.3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác tài trợ tổn thất tíndụng

Như đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank – Nam Thăng Long cho thấy: Trong giai đoạn 2017-2019, không chỉ các nội dung nhận diện, đo lường, kiểm sốt rủi ro tín dụng của Vietinbank – Nam Thăng Long được

thực hiện còn yếu, mà cả nội dung tài trợ tổn thất tín dụng cũng chưa được trú trọng nhiều và chưa làm hết được vai trị của nó. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động tài trợ tổn thất chưa được triển khai đầy đủ, khá đơn điệu và hiệu quả thấp. Vì thế, cùng với yêu cầu phải chấn chỉnh, hoàn thiện lại các nội dung khác của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, Chi nhánh cịn phải tiến hành tổ chức lại hoạt động tài trợ rủi ro, không chỉ trong hoạt động tạo nguồn tài trợ, mà cả trong quá trình xử lý những rủi ro đã phát sinh còn tồn đọng để đẩy nhanh tiến trình lành mạnh hóa tài chính, tăng hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Muốn thực hiện yêu cầu này đòi hỏi Chi nhánh phải có sự đổi mới trong tư duy công việc. Ngay từ khi quyết định tín dụng đã nên bắt đầu có sự lưu ý về khả năng tài trợ rủi ro đối với khoản tín dụng; trong q trình quản trị tín dụng, phải tiến hành được các phân tích đánh giá tổng thể về rủi ro tín dụng để xây dựng các phương án tạo nguồn tài trợ khả thi, phù hợp với thực trạng chất lượng của nền tín dụng, và với cả từng khoản nợ xấu cụ thể; cuối cùng là phải đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp, xây dựng lại các phương án đẩy mạnh thu hồi ngoại bảng hiệu quả. Cụ thể:

a. Đa dạng hóa danh mục đầu tư và cho vay

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng : Đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng như : Cho vay hạn mức, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ. Ngồi ra cịn có các hình thức như cho vay ủy thác…

- Đa dạng hóa danh mục cho vay gắn liền với đa dạng hóa danh mục đầu tư: Khi một ngân hàng phát triển chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình, để giảm thiểu rủi ro tín dụng, họ phải xem xét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của thị trường mục tiêu, phân đoạn khách hàng, sự kết hợp giữa các sản phẩm tín dụng, khả năng cấp cũng như trộng tâm danh mục. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro vì các khoản vay thường có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mơ khách hàng, ngành nghề, tính chất sở hữu.

b. Tăng cường xử lý nợ xấu

Thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Trong xử lý nợ xấy cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng: trước tiên làm rõ thực trạng kinh doanh, thái độc của khách hàng, tài sản bảo đảm sau đó lựa chọn phương pháp xử lý

+ Thu nợ có chiết khấu

+ Chuyển nợ thành vốn góp gắn liền với tái cấu trúc doanh nghiệp

+ Phối hợp với cơ quan Tịa án, thi hành án và chính quyền địa phương để xử lí nợ.

+ Bổ sung nhân sự trong phịng xử lí nợ tại phịng ban.

Tóm lại, việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

c. Gia tăng trích lập quỹ dự phịng bù đắp rủi ro

Mặc dù xu hướng là phải thực hiện đẩy mạnh sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro thơng qua nguồn bên ngồi, nhưng biện pháp tự kiểm sốt bằng trích lập dự phịng và xử lý rủi ro vẫn là biện pháp quan trọng bắt buộc phải có trong hệ thống các biện pháp kiểm soát rủi ro, và phải được củng cố sức mạnh (dù chi phí cho biện pháp này là khá lớn do phải hy sinh một phần thu nhập hiện tại). Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Vietinbank – Nam Thăng Long hiện nay là phải cải thiện được tình hình hiệu quả kinh doanh tín dụng, phải nâng được tỷ suất doanh lợi cũng như quy mô lợi nhuận kinh doanh hàng năm để tạo cơ sở tăng cường khả năng dự phịng.

Ngồi ra, chi nhánh có thể áp dụng trích lập dự phịng rủi ro dựa trên việc tính các khoản tổn thất dự tính, kết hợp mơ hình đánh giá nội bộ nhằm tìm ra các khoản tổn thất dự tính. Cơng việc trích lập dự phòng rủi ro phải được tiến hành ngay khi khoản cho vay được cấp, phương pháp này được gọi là phương pháp dự phòng thống kê

d. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng khơng thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các cơng cụ bảo hiểm để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, trong q trình cho vay, Chi nhánh có yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho đến khi trả hết nợ. Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, điều này đã giảm thiểu đáng kể những tổn thất đối với Chi nhánh. Đối khách hàng vay, đây là biện pháp mà ngời đi vay chủ động phịng ngừa cho mình một khi gặp rủi ro. Nguồn tiền từ thanh tốn từ cơng ty bảo hiểm sẽ giúp họ có nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn thu để trả nợ ngân hàng hoặc trả nợ trực tiếp cho vốn vay ngân hàng. Hiện nay Vietinbank có một cơng ty con hoạt động trong

lĩnh vực bảo hiểm là công ty bảo hiểm Aviva, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Vietinbank – Nam Thăng Long thực hiện yêu cầu này. Chi nhánh cần tăng cường bán bảo hiểm kết hợp tín dụng của Vietinbank.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)