Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tíndụng tại ngânhàng TMCP Cơng

2.4.1 Kết quả đạt được

Để thực hiện tốt việc mở rộng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng; Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị RRTD, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; cơng tác kiểm tra, kiểm sốt được trú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ.... Với những biện pháp triển khai như vậy, thời gian qua Ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh Nam Thăng Long bước đầu đã thu được những kết quả trong việc hạn chế RRTD, cụ thể như sau:

Một là: Công tác phân loại khách hàng và phân loại nợ theo quy định của NHNN được quan tâm thực hiện nghiêm túc.

Cùng với một số văn bản mới được ban hành để nâng cao công tác quản trị RRTD nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, ngày 20/4/2005, ngân hàng

Nhà nước đã ban hành quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loai nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Quy định số 18/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi quyết định 493. Theo đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam cũng đã ban hành và triển khai đến từng chi nhánh trong toàn bộ hệ thống quyết định 234/QĐ-NHTMCP CT37 ngày 09/6/2005, hướng dẫn thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Việc áp dụng các quyết định này, Ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh Nam Thăng Long đã chủ động được hơn trong việc đánh giá rủi ro của các khoản vay thơng qua đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, các khoản nợ được đánh giá và phân loại một cách toàn diện hơn, sát với bản chất hơn, đồng thời khả năng quản trị rủi ro và sức cạnh tranh của chi nhánh được cải thiện đáng kể và có đủ nguồn tài chính dự phịng để bù đắp nếu tổn thất xảy ra.

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 phận loại nợ của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Việc chấm điểm và đánh giá làm cơ sở để có những biện pháp đối xử bình đẳng trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng.

Hai là: Công tác thẩm định rủi ro tín dụng độc lập được tăng cường và củng cố

Việc thẩm định rủi ro tín dụng độc lập được thực hiện theo quyết định về cho vay của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, đặc biệt là thơng qua quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của trong hệ thống Ngân hàng TMCP công thương . Tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long hoạt động thẩm định rủi ro tín dụng mang tính độc lập với cơng tác thẩm định của phịng khách hàng. Thơng qua cơng tác thẩm định rủi ro tín dụng độc lập chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh Nam Thăng Long được nâng lên đáng kể.

Ba là : Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng được quan tâm thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu RRTD thông qua đầu mối là Các phịng ban hoạt động tín dụng phải quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh Nam Thăng Long. Đầu năm, phịng căn cứ vào mức độ rủi ro tín dụng đã được xác định, xây dựng kế hoạch gồm các việc cụ thể như:

Xác định giới hạn tín dụng cho các phịng, bộ phận cũng như đối với khách hàng, khoản vay.

Phân tích ngành hàng, nhóm khách hàng đưa ra cảnh báo rủi ro và kế hoạch thực hiện phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Hàng tháng, báo cáo về bộ phận tổ tổng hợp, tổng hợp kết quả thực hiện và kiến nghị Ban giám đốc việc thực hiện kế hoạch kỳ tiếp theo.

Ban giám đốc quyết định kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch. Bộ phận quản trị rủi ro là đầu mối lập và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, các phòng, bộ phận khách hàng là đơn vị trực tiếp thực hiện và giám sát thực hiện kế

Bốn là : Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt RRTD được trú trọng.

Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt thơng qua phịng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực trực thuộc Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam tại TP Hà Nội. Việc kiểm tra tiến hành thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng quý và đột xuất theo chương trình của Ngân hàng TMCP cơng thương Việt Nam.

Việc kiểm tra, giám sát và cảnh báo, đề xuất, xử lý kiên quyết, kịp thời với các nghiệp vụ đã có tác động trực tiếp đến các bộ phận, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế quy chế của cán bộ, giảm đi phần chủ quan, từng bước khắc phục lề lối làm việc theo thói quen dẫn đến sai sót, vi phạm.

Năm là: Xử lý nợ xấu đạt nhiều kết quả khả quan

Với sự quan tâm của BGĐ và quyết tâm của toàn thể CBTD, lãnh đạo các phòng cho vay. Ngân hàng TMCP công thương – chi nhánh Nam Thăng Long đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu bằng nhiều biện pháp như đôn đốc khách hàng tìm nguồn trả nợ, động viên và cùng khách hàng tìm cách bán tài sản bảo đảm, đối với khách hàng chây ì thì khởi kiện tại tịa án để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)