Thực trạng tài trợ tổn thất tíndụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 71 - 74)

6. Kết cấu luận văn

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tíndụng tại ngânhàng TMCP Công thương

2.3.5. Thực trạng tài trợ tổn thất tíndụng

Tài trợ tổn thất tín dụng là khâu cuối cùng của quá trình quản trị rủi ro, có nhiệm vụ giải quyết hậu quả của rủi ro để giữ cho hoạt động kinh doanh được tiếp tục bình thường.

Cơng tác này phải đảm bảo có nguồn tài trợ và phải thực hiện các biện pháp tài trợ kịp thời, hợp lý khi rủi ro xảy ra và có tổn thất. Trong đó, hoạt động thiết kế phương án tạo nguồn là phải được triển khai cụ thể ngay từ giai đoạn đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro; hoạt động tài trợ chỉ được triển khai khi đã bắt đầu xuất hiện tổn thất (nguy cơ tổn thất) và đi kèm theo nó ln phải là nhiệm vụ tận thu nợ. Và trong khâu quản trị này, nhiệm vụ thiết kế phương án tạo nguồn tài trợ là khâu then chốt rất quan trọng, làm cơ sở cho hoạt động bù đắp rủi ro.

* Tình hình nợ hạch tốn ngoại bảng giai đoạn 2017-2019:

Nợ ngoại bảng là những khoản nợ cho vay khơng địi được, đã xác định là mất vốn, và ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phịng của mình để bù đắp. Những khoản nợ này sau đó được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản, khơng tính vào giá trị tổng tài sản của ngân hàng, chúng được hạch toán theo dõi riêng để tiếp tục tận thu cho đến khi thu được hết, hoặc khơng cịn khả năng thu nữa thì được xử lý xóa vĩnh viễn. Khi khoản nợ đã được xuất ra ngoại bảng thì chúng là khoản tổn thất của ngân hàng. Giảm nợ ngoại bảng hiểu theo cách rộng là: Không làm phát sinh tăng thêm và/hoặc thu hồi được nợ ngoại bảng cũng chính là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và tăng năng lực tài chính cho ngân hàng nói chung.

Thực trạng tình hình nợ hạch tốn ngoại bảng và thu hồi nợ ngoại bảng của Vietinbank Nam Thăng Long giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện ở Bảng 2.9:

Bảng 2.9: Tình hình nợ ngoại bảng và thu nợ ngoại bảng tại Vietinbank– Chi nhánh Nam thăng Long từ năm 2017 - 2019.

ĐVT: triệu đồng.

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Dư nợ hạch toán ngoại bảng cuối kỳ 172.236 201.162 181.236 2. Thu nợ hạch toán ngoại bảng trong năm 19.374 16.386 28.950 2.1. Khách hàng tự trả nợ 5.300 4.587 6.258 2.2. Kích thích khách hàng trả nợ 2.057 3.179 4.260 2.3. Xử lý bán tài sản trả nợ 7.040 5.952 12.800

2.4. Khởi kiện 2.077 1.668 3.129

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Vietinbank Nam Thăng Long)

Từ bảng số liệu trên, ta có bảng tỷ lệ nợ ngoại bảng như sau:

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ ngoại bảng và mức độ thu nợ ngoại bảng so với dư nợ ngoại bảng cuối kỳ.

ĐVT: %.

TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Tỷ lệ nợ hạch tốn ngoại

bảng/Tổng dư nợ bình quân 11,9 10,82 6,25 2. Tỷ lệ tăng, giảm dư nợ hạch

toán ngoại bảng - 16,79 - 9,91

3. Mức độ thu nợ hạch toán ngoại bảng so dư nợ ngoại bảng cuối kỳ

11,25 8,09 15,98

Trong giai đoạn 2017-2019, nợ ngoại bảng tại Vietinbank Nam Thăng Long tăng cả số tuyệt đối và tương đối: năm 2018 nợ ngoại bảng tăng 16,79% so với năm 2017, dư nợ ngoại bảng của năm này là 201.162 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 10.82% tổng dư nợ bình qn, trong khi đó mức độ thu nợ ngoại bảng của năm 2018 chỉ là 78.09% nợ ngoại bảng cuối kỳ. Năm 2019 tỷ lệ nợ ngoại bảng/tổng dư nợ bình quân là 6,25%, dư nợ ngoại bảng là 181.236 triệu đồng và mức độ thu nợ ngoại bảng so dư nợ ngoại bảng cuối kỳ là 15,98 %.

Với số dư ngoại bảng hiện nay tương đối lớn, nên yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh thu nợ ngoại bảng song song với quá trình xử lý rủi ro, và đây cũng là một

điều kiện phải được cam kết khi tiến hành xử lý nợ xấu. Nhưng thực tế thì trong thời gian qua hoạt động tận thu nợ ngoại bảng có kết quả đáng kể góp phần tăng quỹ thu nhập cho Chi nhánh. Nhưng do đặc thù của dư nợ ngoại bảng thường là với các KH có khả năng thu thì đã và đang thu hồi được, nhưng những khách hàng còn lại từ lâu năm thì sẽ là các KH khơng cịn nguồn thu, khơng có khả năng thu…

- Thực tế tình hình triển khai hoạt động tài trợ tổn thất tại Vietinbank – Nam Thăng Long:

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng qua các năm đã được triển khai hoàn chỉnh và đúng mức. Các hoạt động chính của tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là các nghiệp vụ tác nghiệp xử lý bù đắp rủi ro, tạo nguồn cho rủi ro được trú trọng, chủ yếu là trích lập dự phịng rủi ro hàng năm do Vietinbank Việt Nam thông báo.

+ Quá trình tác nghiệp quản trị tín dụng: Chi nhánh khơng có phương án tài trợ, tạo nguồn tài trợ ngay từ đầu, khi phát sinh khoản tín dụng. Trong các báo cáo thẩm định không thể hiện điều này.

+ Các biện pháp, công cụ được sử dụng trong tài trợ tổn thất tín dụng:

Biện pháp chuyển giao tài tài trợ tổn thất tín dụng thì được thực hiện một cách thụ động, không linh hoạt, chủ yếu là bằng các hợp đồng bảo hiểm tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.

Biện pháp trung hịa rủi ro thơng qua các công cụ phái sinh thì chưa đi vào thực tiễn. Chính vì vậy tồn bộ nhiệm vụ tài trợ rủi ro tín dụng vẫn đang đè nặng lên biện pháp dự phịng rủi ro tín dụng.

Trong khi đó, biện pháp tự bù đắp, mặc dù đang là biện pháp chính để tài trợ tổn thất tín dụng của đơn vị, nhưng nó lại đang yếu về khả năng do năng lực tự trích lập dự phịng hàng năm của Chi nhánh là khơng cao.

+ Đối với q trình tác nghiệp xử lý rủi ro các khoản vay bằng quỹ dự phòng: Theo quy định, khi lập hồ sơ xử lý, Chi nhánh phải lập phương án tận thu đối với khoản nợ được xử lý một cách cụ thể và khả thi. Tuy nhiên, phần lớn các phương án này được lập một cách chung chung, các mốc thời gian và căn cứ để đảm bảo khả năng thu đều không chắc chắn, phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngồi. Nội dung thường có và lặp đi lặp lại tại các phương án thu nợ này là: Sẽ khởi kiện ra tòa để thu nợ, xúc tiến nhanh quá trình thi hành án để phát mại tài sản thu nợ; hoặc: Tiếp tục bám sát con nợ, theo dõi nguồn thu để thu nợ…mà khơng có giải pháp hay chương trình cụ thể, chi tiết cho từng khoản nợ. Các thủ tục này được hồn thành với tính hình thức là chính.

+ Đối với việc thu nợ ngoại bảng sau khi đã xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro: Chưa được thực hiện quyết liệt và kém hiệu quả chưa cao, vì chương trình thu nợ ngoại bảng chưa hữu hiệu. Việc cán bộ theo dõi và thu nợ này chưa được chuyên biệt, chưa giành thời gian nhiều cho việc thu nợ, chưa thực sự được xem là công việc quan trọng trong quản trị; Chi nhánh chỉ quan tâm đến con số một năm phải thu bao nhiêu, còn lại làm thế nào để thu, khả năng thu của từng khoản nợ đến đâu thì hầu như khó xác định. Vì thế thời gian qua kết quả thu nợ ngoại bảng của Chi nhánh chưa cao.

- Với thực trạng của hoạt động xử lý rủi ro tín dụng chủ yếu là dựa vào biện pháp dự phịng rủi ro tín dụng, trong khi khả năng dự phịng và tự bù đắp của đơn vị khơng theo kịp với yêu cầu, đã làm cho cơng tác xử lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua diễn ra chậm, kết quả không cao, các khoản nợ xấu thuộc nhóm nghi ngờ mất vốn và mất vốn không được xử lý triệt để, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chính vì thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay của Chi nhánh là phải xây dựng, tổ chức đánh lại hoạt động tài trợ tổn thất tín dụng một cách bài bản–hoàn chỉnh và thực sự hiệu lực, đúng với vai trò và tầm quan trọng trong q trình quản trị tín dụng, nhằm góp phần hướng đến hoạt động tín dụng hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)