6. Kết cấu luận văn
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tíndụng tại ngânhàng TMCP Công thương
2.3.3. Thực trạng đo lường rủi ro tíndụng
Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại Vietinbank - Nam Thăng Long được thực hiện thông qua hoạt động xếp hạng khách hàng và q trình thẩm định, phân tích khoản vay.
2.3.3.1. Đối với hoạt động đo lường rủi ro, xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng sau: ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phịng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn...
Hoạt động này tại Vietinbank - Nam Thăng Long được thực hiện bằng phương pháp áp dụng cho nhóm theo quy định hướng dẫn chung cho toàn hệ thống của Vietinbank (dựa theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân
hàng Nhà nước và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước ”V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013”), Quyết định số 2304/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014 của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam “V/v Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng”; “Quyết định số 791/2019/QĐ-TGĐ-NHCT9 ban hành ngày 02/07/2019 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam “V/v Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng ”; Quyết định 234/2016/QĐ- TGĐ-NHCT35 ban hành ngày 03/03/2016,” V/v ban hành Quy trình cấp tín dụng ” Văn bản này thay thế Quyết định số 588/2014/ QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 16/04/2015; “Quyết định số 808/2018/ QĐ-HĐQT-NHCT9 ban hành ngày 28/12/2018,” V/v Ban hành Quy định quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam””; “Quyết định 532/2016/QĐ-HĐQT-NHCT9 ngày 29/06/2016;” v/v Ban hành Quy định Khung quản lí rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam. Quyết định này thay thế Quyết định số 769/ QĐ- HĐQT – NHCt35 ngày 05/06/2013 v/v ban hành quy định khung quản trị rủi ro tín dung trong hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”..
Thực tế, theo quy định của Vietinbank triển khai cho tất cả các chi nhánh hoạt động tần suất chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được quy định như sau:
+ Chấm điểm khi thẩm định cấp / rà sốt giới hạn tín dụng/ khoản tín dụng cho khách hàng, chỉ chấm điểm theo bộ chỉ tiêu đặc biệt 12 tháng so với kì chấm điểm của bản ghi hoàn thành gần nhất. Các trường hợp khác: 06 tháng so với kì chấm điểm của bản ghi hoàn thành gần nhất.
+ Định kì chấm điểm 1 năm 1 lần với KHDN chỉ chấm điểm theo bộ chỉ tiêu đặc biệt. Các trường hợp khác là 6 tháng 1 lần ( trừ trường hợp khách hàng khơng cịn dư nợ tín dụng tại chi nhánh và hết thời gian gia hạn tín dụng)
+ Chấm điểm đột xuất: khi khách hàng nằm trong danh sách cảnh báo vàng, đỏ rủi ro tín dụng, hoặc có những diễn biến bất thường.
Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, tồn diện các công việc liên quan đến chấm điểm XHTD khách hàng. Quy trình chấm điểm , xếp hạng tín dụng của chi nhánh được thực hiện qua các bước:
Bước 1 : Thẩm định và nhập thơng tin chấm điểm tín dụng trên hệ thống LOS Bước 2: Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng
Bước 3: Kiểm soát kết quả chấm điểm và XHTD khách hàng Bước 4: Quyết định kết quả chấm điểm XHTD khách hàng
Bước 5: Rà sốt thơng tin chấm điểm và XHTD khách hàng ( trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt hạng/ điều chỉnh giảm hạng của chi nhánh)
Bước 6: Phê duyệt kết quả chấm điểm và XHTD khách hàng
Bước 7: Lưu trữ hồ sơ và thông báo kết quả cho các bộ phận có liên quan Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại khách hàng thành 10 hạng: AAA, AA, A, BBB,BB, B, CCC, CC , C và D
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng 6.820 khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, kết quả chấm điểm và xếp hạng như sau:
Bảng 2.7: Thang xếp hạng của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các khách hàng và kết quả chấm điểm, xếp hạng năm 2019.
Điểm Xếp hạng Kết quả chấm điểm và xếp hạng tại NH TMCP CT – Nam Thăng Long
90-100 AAA 2.147 Khách hàng 80-90 AA 2.593 Khách hàng 73-80 A 1.776 Khách hàng 70-73 BBB 199 Khách hàng 63-70 BB 36 Khách hàng 60-63 B 20 Khách hàng 56-60 CCC 10 Khách hàng 53-56 CC 1 Khách hàng 44-53 C 1 Khách hàng <44 D 36 Khách hàng
(Nguồn tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của vietinbank Nam Thăng Long)
2.3.3.2. Đối với hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay
Các hoạt động này của Vietinbank – Nam Thăng Long là đang thực hiện theo các quy trình hướng dẫn phân tích, thẩm định khoản vay được ban hành kèm theo quy trình cho vay, áp dụng cho tồn hệ thống bởi Vietinbank.
Khi có khách hàng đặt vấn đề vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân tích các tiêu chí về khách hàng, khoản vay theo các nội dung được hướng dẫn tại quy trình cho vay, sau đó có những đánh giá về tính khả thi của hoạt động sử dụng vốn, khả năng hoàn trả vốn vay, mức độ rủi ro của khoản vay/khách
hàng…Trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định, nêu những ý kiến đề xuất để lãnh đạo phê duyệt tín dụng. Ý kiến phê duyệt tín dụng là ý kiến cuối cùng quyết định khoản vay.
Đối với những khoản vay lớn vượt quá 50% quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, thời gian dài, có tính chất phức tạp hơn thì cán bộ tín dụng sau khi đánh giá khách hàng/khoản vay phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho Hội đồng tín dụng Chi nhánh (hoạt động độc lập), Hội đồng tín dụng sẽ có một báo cáo thẩm định đưa ra ý kiến đề xuất cho vay hoặc không cho vay.
Với việc phân tích, thẩm định khoản vay như vậy là khá chặt chẽ, khách quan, nhưng thực tế hoạt động này vẫn còn một số vấn đề:
Chất lượng thẩm định khoản vay tại Chi nhánh và Hội đồng tín dụng (đối với vay lớn vượt quá 50% quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh) thì phụ thuộc nhiều vào ý kiến nhận xét của cán bộ tín dụng, lãnh đạo Chi nhánh, vì khả năng tiếp cận thông tin của Hội đồng tín dụng đơi khi chỉ dựa vào thông tin mà người vay cung cấp cho cán bộ tín dụng. Nguồn thơng tin dùng để làm căn cứ phân tích, căn cứ tham chiếu tại chi nhánh rất hạn chế. Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên tại phịng tín dụngchưa cao, hầu hết là thời gian làm việc chưa lâu, chưa được đào tạo căn bản về quản trị rủi ro. Vì thế, chất lượng của các báo cáo thẩm định của phịng tín dụng và Hội đồng tín dụng chưa đảm bảo chắc chắn được.