.1 Một số dự án đầu tư xây dựng tiêu biểu do Ban QLDA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 57)

liệu 2.1:

Bảng 2.1 Một số dự án đầu tư xây dựng tiêu biểu do Ban QLDA thực hiện trong giai đoạn 2015-2019 thực hiện trong giai đoạn 2015-2019

STT Tên dự án, cơng trình ĐTXD Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Địa điểm xây dựng

Thời gian thực hiện, quy mơ, tính chất cơng

trình

Loại hình cơng trình dân dụng và cơng nghiệp

1

Đầu tư xây dựng trường THPT huyện Quỳnh Nhai tại Phiêng Nèn

35.633 Thị trấn

Quỳnh Nhai

Thời gian thực hiện: 2015-2017. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ giảng dạy và học tập cho 1.800 học sinh 2 Nhà kỹ thuật, trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Sơn La 10.000 Thành phố Sơn La

Thời gian thực hiện: 2015-2016.

Nhà 3 tầng có diện tích sàn 715 m2

STT Tên dự án, cơng trình ĐTXD Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Địa điểm xây dựng

Thời gian thực hiện, quy mơ, tính chất cơng

trình

3

Đầu tư xây dựng trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Quỳnh Nhai tại Phiêng Nèn GĐ1 : 36.210 GĐ2:17.880 Thị trấn Quỳnh Nhai

Thời gian thực hiện: 2015-2017.

Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cho 1 trường nội trú theo chuẩn quốc gia với quy mô 10 lớp học

4

Dự án đầu tư trung tâm thể dục thể thao tỉnh

112.712 Thành phố

Sơn La

Thời gian thực hiện: 2017-2019

Xây dựng trung tâm thể dục thể thao (sân vận động tỉnh Sơn La) với sức chứa 10.000 chỗ ngồi

5

Dự án cải tạo sửa chữa chống xuống cấp cơng trình 7 trường phổ thơng DTNT, 3 trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh và 5 trường THPT trên địa bàn thành phố và huyện Thuận Châu

12.857 Toàn tỉnh

Sơn La

Thời gian thực hiện: 2016-2018

6

Hệ thống đường giao thông khu trung tâm HCCT-VH-TDTT huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiên Lanh

241.227 Thị trấn

Quỳnh Nhai

Thời gian thực hiện: 2015-2017.

Gồm 19 tuyến đường với tổng chiều dài 14,74km

7

Hệ thống đường giao thông khu Phiên Nèn, Thị trấn Quỳnh Nhai

83.273 Thị trấn

Quỳnh Nhai

Thời gian thực hiện: 2017-2019.

Gồm 8 tuyến đường với tổng chiều dài 24,4Km

STT Tên dự án, cơng trình ĐTXD Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Địa điểm xây dựng

Thời gian thực hiện, quy mơ, tính chất cơng

trình

chứa nước Huổi Có và Tho Loóng phục vụ sản xuất nông nghiệp trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai giai đoạn 2

Quỳnh Nhai 2015-2017.

Cấp nước tưới tự chảy phục vụ sản xuất cho 70 ha ruộng lúa vụ mùa, 40 ha lúa vụ chiêm xuân và tạo nguồn cấp nước cho 25 ha lúa vụ mùa

9

San ủi mặt bằng khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu

14.593 Huyện Mộc

Châu

Thời gian thực hiện: 2015-2017.

San ủi mặt bằng tổng diện tích 20,650m2

10

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tượng đài khuôn viên cảnh quan ao cá bác Hồ và các cơng trình phụ trợ

359.811 Thành phố

Sơn La

Thời gian thực hiện: 2017-2020

Đầu tư trên diện tích đất là 9,09 ha.

Một số cơng trình đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp tại nước ngồi

1

Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hua Phăn, nước CHDC Lào

88.222 Tỉnh Hủa

Phăn - Lào

Thời gian thực hiện: 2014-2015.

Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cho 1 trường nội trú theo tiêu chuẩn với quy mô 300 học sinh.

2

Trường trung học phổ thông tỉnh Hủa Phăn, nước CHDC Lào

56.000 Tỉnh Hủa

Phăn - Lào

Thời gian thực hiện: 2015-2017.

3 Trường dạy nghề tỉnh

Bò Kẹo (giai đoạn 2) 65.369 Lào

Thời gian thực hiện: 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo các năm về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA ĐTXD các cơng trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Sơn La)

Do các dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA ĐTXD các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp tỉnh Sơn La nói chung tại nước ngồi (CHDC nhân dân Lào) là tương đối ít và khơng đặc thù nên trong phạm vi của đề tài này tác giả không khai thác, đề cập tới.

2.1.3.2. Đặc thù các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp tỉnh Sơn La thực hiện quản lý có tác động tới cơng tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình

Các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA ĐTXD các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp quản lý đầu tư chủ yếu là các dự án thuộc nhóm B và ít dự án thuộc nhóm A, C, với thời gian thực hiện kéo dài, quy mơ đầu tư xây dựng cơng trình là lớn và khá lớn. Bên cạnh đó cịn đa dạng về chủng loại cơng trình như cơng trình dân dụng, giao thơng, hạ tầng kỹ thuật….

Nguồn vốn đầu tư thực hiện khá đa dạng gồm các nguồn vốn như: Nguồn vốn tài trợ của cơng đồn TMCP Cơng Thương Việt Nam, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, nguồn vốn hỗ trợ của Bộ Giáo dục và đào tạo, nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn trái phiếu chính phủ, địa phương và nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại của Việt Nam đối với chính phủ Lào,… nên q trình thực hiện phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch vốn của các nguồn này và chịu sự quản lý của Luật Ngân sách và pháp luật về xây dựng.

+ Do điều kiện hạn chế về nguồn vốn và nguồn nhân lực nên các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La của Ban QLDA thường không được đầu tư tập trung mà trải dài trong nhiều năm và trên địa bàn các huyện của tỉnh Sơn La và nước ngồi (Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào).

+ Các cơng trình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La thường mang kiến trúc và công năng sử dụng chủ yếu cho người dân tộc, phục vụ cho đời sống sinh hoạt và làm ăn của người dân tộc nên mang nhiều nét đặc thù so với ở miền xuôi.

+ Các dự án đầu tư do Ban QLDA thực hiện yêu cầu tính đồng bộ cao với các dự án cơng trình cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong khu vực tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó cơng trình xây dựng cịn phải phù hợp với quy hoạch chung phát triển các ngành trên địa bàn đã được phê duyệt.

+ Các dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA thực hiện chủ yếu phục vụ tính tốn cho lợi ích mang tính cộng đồng cho người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La mà ít khi được tính tới hiệu quả lợi ích về mặt kinh tế từ việc đầu tư của dự án.

2.1.4. Đặc điểm của yếu tố khác ảnh hưởng đến quản lý chi phí dự án đầu tư của Ban quản lý Ban quản lý

a) Về địa hình

Địa hình tỉnh Sơn La đặc thù là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích lớn, người thưa nên mật độ khá nhỏ. Tỉnh Sơn La tiếp giáp với nhiều tỉnh khác và đặc biệt có vùng biên giới giáp với nước bạn Lào nên khá phức tạp về mặt quản lý cơng trình xây dựng. Hơn nữa với đặc thù của tỉnh nghèo miền núi cịn khó khăn, kinh tế chưa phát triển mạnh, trình độ dân trí chưa đồng đều, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất sinh hoạt cịn nhiều khó khăn nên cơng tác đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình nói chung tại tỉnh Sơn La cịn gặp khó khăn. Do đặc điểm địa hình đồi núi có độ chênh cao khá lớn nên cơng tác đưa máy móc thiết bị vật tư lên cơng trình là tương đối khó nên chi phí vận chuyển và giá vật liệu thường cao hơn so với vùng đồng bằng. Ngồi ra do địa hình hiểm trở khơng mang được máy móc thiết bị nên nhiều công tác phải làm thủ cơng (ví dụ như khơng mang được máy bơm bê tông và cần trục tháp, cần cẩu… lên vùng cao mà phải vận chuyển và thực hiện hồn tồn bằng trộn thủ cơng…)

b) Về đặc điểm dân cư

Các cơng trình đầu tư xây dựng trên địa bàn thường bị ảnh hưởng và phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân tộc (trên địa bàn tỉnh Sơn La là nơi tập trung chủ yếu sinh sống của người dân tộc Mường, Thái, Kinh, Mông, Dao La Há, Kháng…). Hơn nữa nhận thức pháp luật nói chung của người dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La còn khá hạn chế nên công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình nói chung cịn gặp nhiều khó khăn.

2.2. Thực trạng quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp tỉnh Sơn La án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp tỉnh Sơn La

2.2.1. Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án

2.2.1.1. Về lập tổng mức chi phí đầu tư của dự án.

a. Về lập tổng mức đầu tư

Đối với giai đoạn chuẩn bị dự án, quản lý chi phí đầu tư gồm có 3 bước: Lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức ĐTXD của dự án.

Trong khâu này, đối với các hầu hết các dự án do BQL làm chủ đầu tư thì BQL dự án của tỉnh Sơn La mời đơn vị tư vấn hoặc nhà thầu thực hiện. BQL chỉ làm chức năng phối hợp để đảm bảo việc lập tổng mức chi phí đầu tư của dự án đúng theo quy trình và phù hợp với bản thiết kế khả thi ĐTXD.

Như đã được trình bày ở Chương 1, chủ đầu tư có thể lập tổng mức chi phí đầu tư của dự án theo 3 phương pháp. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư XDCB dân dụng và công nghiệp do BQL làm chủ đầu tư thường bị giới hạn bởi suất vốn đầu tư nên phương pháp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích và suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình được áp dụng trong phần lớn các dự án thuộc quản lý của BQL. Căn cứ pháp lý để lập tổng mức chi phí đầu tư xây dựng tại Việt Nam hiện nay là Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Thơng tư 09/2019/TT-BXD thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Để có thể lập tổng mức đầu tư chính xác phù hợp với điều kiện thực tế và ràng buộc bởi suất đầu tư, các phịng ban chun mơn của BQL dự án căn cứ vào thiết kế kỹ thuật của dự án, các đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư và các nguồn lực khác nơi dự án được xây dựng, cũng như các đặc điểm về cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống truyền tải cung cấp điện năng,....).

Điều quan trọng của khâu này là cần lập được chính xác về tổng mức ĐTXD, muốn vậy cần xác định đầy đủ các chi phí của dự án. Ngay sau khi tiếp nhận Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, BQL tiến hành xác định các chi phí của dự án. Với mỗi nhóm chi phí có những đặc thù khác nhau, để ước tính chi phí BQL đã cử các cán bộ chun mơn phối hợp với các bên liên quan gồm các sở ban ngành trong tỉnh, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các đơn vị tư vấn và sự tham gia của chính quyền cơ sở nơi triển khai dự án. Theo đó, nhiều buổi làm việc giữa BQL với các đơn vị liên quan được triển khai để thảo luận và xác định mức chi phí. Nhiều dự án do tính phức tạp và có nhiều đặc thù riêng vượt ra ngồi khả năng chun mơn của BQL thì BQL tiến hành thuê khoán các đơn vị tư vấn để lập tổng mức ĐTXD.

Tác giả đưa ra số liệu cụ thể về cơng tác quản lý chi phí của một dự án đầu tư xây dựng từ khâu lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư đến khi quyết tốn dự án hồn thành của dự án: Hệ thống đường giao thông khu Phiên Nèn, Thị trấn Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Bảng 2.2 Tổng mức đầu tư của dự án Hệ thống đường giao thông khu Phiên Nèn, Thị trấn Quỳnh Nhai (số liệu đơn vị tư vấn lập và Ban QLDA trình Sở

GTVT thẩm định) Khoản mục

chi phí

Giá trị theo hồ sơ TMĐT do nhà thầu tư vấn lập dự án lập

Giá trị theo hồ sơ TMĐT do Ban QLDA trình (1) (2) (3) Chi phí xây dựng 53.097 53.097 Chi phí thiết bị 2.320 2.320 Chi phí đền bù GPMB 14.744 14.744 Chi phí QLDA 1.200 1.200 Chi phí tư vấn XD 4.782 4.782 Chi phí khác 5.122 5.122 Chi phí dự phịng 8.735 8.735 Tộng cộng 90.000 90.000

(Nguồn: Tổng hợp từ tờ trình thẩm định dự án đầu tư số 306/TTr-BQLDA ngày 08/8/2016)

Chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt theo Văn bản số 2196/HĐND ngày 30/11/2015 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Sơn La với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 90.000 triệu đồng. Do đây là dự án phức tạp, đặc thù của cơng trình giao thơng đường bộ nên Ban QLDA đã thuê đơn vị tư vấn lập TMĐT. Cùng với đơn vị tư vấn, Ban QLDA đã xác định các thành phần chi phí trong TMĐT để trình Sở Giao thơng vận tải thẩm định dự án đầu tư.

b) Về thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư

- Nếu như khâu lập tổng mức đầu tư của dự án thường được BQL thuê đơn vị tư vấn, nhà thầu thực hiện thì ở khâu thẩm định dự án BQL lại có vai trị rất lớn trong việc thẩm định tính chính xác và hợp lý của các loại chi phí đầu tư dự án.

Sau khi lập tổng mức ĐTXD của dự án, BQL dự án tiến hành thẩm định mức đầu tư. Việc thẩm định này thông thường sẽ được BQL kết hợp với một cơ quan chuyên môn độc lập tiến hành (Sở chuyên ngành được UBND giao nhiệm vụ thẩm định dự án tương ứng với các dự án đầu tư là Sở Giao thông vận tải và Sở Xây

dựng). BQL trình hồ sơ để thẩm định tổng mức ĐTXD của dự án cho các Sở chuyên ngành tiến hành thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư. Chi phí thẩm định này sẽ được tính vào chi phí khác của dự án.

Việc thẩm định nhằm xác định việc phân bổ các chi phí đã đúng theo các nhóm chưa? Mức chi phí mà đơn vị tư vấn hay nhà thầu dự toán đã đảm bảo đúng định mức theo quy định và phù hợp với thực tế hay không?...

Để thẩm định mức đầu tư của dự án, các cán bộ của BQL và cơ quan chuyên môn cũng tiến hành rà sốt các mức chi phí được tính tốn trong Báo cáo dự kiến về tổng mức đầu tư mà nhà thầu hoặc các đơn vị tư vấn lập. Đồng thời căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước về các định mức chi phí cho từng loại chi phí cụ thể của dự án. Ngồi ra, BQL cũng tiến hành các chuyến khảo sát thực địa để đảm bảo cơ sở thực tiễn của việc xác định các chi phí của dự án.

Trong khâu thẩm định tổng mức đầu tư thì việc khó nhất là thẩm định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân nơi dự án được triển khai. Trong khâu này, cán bộ của BQL đã phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các quy định về mức bồi thường theo từng loại tài sản, theo từng khu vực địa lý, đồng thời phối hợp chặc chẽ với chính quyền cơ sở và người dân địa phương để làm việc, thương lượng và có được các mức chi phí bồi thường hợp lý.

Với chi phí thiết bị, để thẩm định chính xác các chi phí này, BQL thơng báo đến các đơn vị cung cấp và nhận báo giá thiết bị. Thông thường với mỗi loại thiết bị sẽ được từ 2-3 đơn vị cung cấp gửi báo giá. Sau đó, các bộ phận chức năng của BQL tiến hành xem xét cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp với mức giá hợp lý nhất (vừa đảm bảo điều kiện ngân sách và đáp ứng yêu cầu tốt nhất về chất lượng thiết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh sơn la (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)