6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
1.3.1 Kinh nghiệm của BQL dự án đầu tư thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng luôn là địa phương dẫn đầu về cải cách hành chính, có thành tích cao về quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực, nhất là quản lý vốn ĐTXD cơ bản từ NSNN. Kết quả này bắt nguồn từ kinh nghiệm mà thành phố Đà Nẵng đã áp dụng trong quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng đó là giao trách nhiệm cho các chủ
đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời phải thực hiện quản lý chi phí theo chức năng quản lý bao gồm một số nội dung: Lập kế hoạch quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng; tổ chức và điều hành cơng tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng; kiểm tra, kiểm sốt và khống chế chi phí dự án đầu tư xây dựng. Trong đó:
- Thứ nhất, yêu cầu các chủ đầu tư lập kế hoạch quản lý chi phí dự án đầu tư
xây dựng, bao gồm: Lập kế hoạch chi tiết về chi phí và ngân sách (nguồn vốn) theo quá trình đầu tư của dự án; lập kế hoạch điều chỉnh các phát sinh về chi phí (nếu có); lập kế hoạch điều chỉnh chi phí của hợp đồng (nếu có); tính tốn và lập kế hoạch tiến độ thanh toán, quyết toán.
- Thứ hai, giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư tổ chức và điều hành cơng tác quản
lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, trong đó bao gồm: Tổ chức điều hành khâu lập các chỉ tiêu chi phí và tổ chức điều hành thực hiện các chỉ tiêu chi phí đã được phê duyệt. Việc tổ chức điều hành phải phù hợp với các quy định hiện hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý nhà nước để đảm bảo việc thực hiện quản lý có hiệu quả, đúng quy định.
- Thứ ba, yêu cầu các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát
và khống chế chi phí dự án đầu tư xây dựng, thể hiện ở việc thường xuyên đối chiếu, so sánh giữa thực tế thực hiện với tiêu chuẩn, định mức hoặc kế hoạch nhằm phát hiện các sai lệch, phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp chỉnh sửa phù hợp, kịp thời; thường xuyên theo dõi, điều chỉnh chi phí ĐTXD trong phạm vi ngân sách được người có thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với thực tế của dự án.