Bảng 2 .9 Thực trạng công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng tại Ban QLDA
Bảng 2.12 Tình hình quyết tốn dự án hồn thành của dự án Hệ thống đường
giao thông khu Phiên Nèn, Thị trấn Quỳnh Nhai (So sánh số liệu Ban QLDA
lập và Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt) Khoản mục chi phí Giá trị Ban QLDA lập hồ sơ quyết toán Giá trị đơn vị kiểm toán kiểm tra Giá trị thẩm tra phê duyệt của Sở Tài chính Chênh lệch (1) (2) (3) (4) (5) = (4) – (3) Chi phí xây dựng 57.260 57.017 57.017 0 Chi phí thiết bị 2.510 2.510 2.510 0 Chi phí đền bù GPMB 10.128 10.128 10.128 0 Chi phí QLDA 982 982 982 0 Chi phí tư vấn XD 3.805 3774 3774 0 Chi phí khác 4.626 4.501 4.436 (65) Chi phí dự phịng 0 0 0 0 Tộng cộng 79.311 78.912 78.847 (65)
(Nguồn: Quyết định 257 ngày 08/6/2020 của Sở Tài Chính tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành)
2.2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi phí tại Ban Quản lý dự án trong các năm gần đây
Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La luôn đứng trong top những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm ở mức cao nhất trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của những nguồn vốn này mang lại có thực sự tương xứng với tỷ lệ giải ngân đó hay khơng thì vẫn cịn là câu hỏi mà Chính phủ và các Bộ, Ngành quan tâm, thường xuyên xem xét.
Điều đó được thể hiện ở việc cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn được thực hiện thường xuyên tại tỉnh Sơn La về công tác sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt là trong cơng tác quản lý chi phí dự án các cơng trình xây dựng cơ bản.
Tại Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng công nghiệp tỉnh Sơn La, trong giai đoạn từ năm 2017 – 2020 đã được 02 đơn vị thanh tra kiểm tra trong đó:
- Năm 2017, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thanh tra theo Quyết định số 139/QĐ-BHKĐT ngày 15/02/2017 về thanh tra việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và điều chỉnh tổng mức đầu tư; quá trình thực hiện dự án; việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 - 2016 tại tỉnh Sơn La. Có 01 dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp được thanh tra là dự án Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La. Qua thanh tra đã phát hiện một số hạn chế, sai sót trong cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự tốn; cơng tác lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng và công tác nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị giảm trừ giá trị dự toán, giảm trừ giá trị hợp đồng và giảm trừ khi nghiệm thu thanh toán số tiền: 183.251.326 đồng.
- Năm 2018, Thanh tra Bộ Tài Chính thanh tra theo Quyết định số 2028/QĐ- BTC ngày 05/11/2018 về việc thanh tra công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2017 và các năm trở về trước. Có 03 dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp tỉnh Sơn La làm chủ đầu tư được thanh tra là các dự án: Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La; dự án Trụ sở trung tâm thông tin và thống kê khoa học công nghệ tỉnh Sơn La và dự án Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Sơn La (giai đoạn 01). Qua thanh tra, đã xác định một số hạng mục cơng trình được phê duyệt dự toán chưa đúng về đơn giá, khối lượng; việc nghiệm thu thanh tốn khơng đúng khối lượng nên đã kiến nghị giảm dự toán, giảm trừ giá trị nghiệm thu thanh tốn khi quyết tốn. Trong đó:
+ Dự án Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La kiến nghị giảm dự toán, giảm trừ giá trị nghiệm thu thanh toán khi quyết tốn của gói thầu xây lắp số 11 số tiền 102.167.614 đồng; gói thầu xây lắp số 12 số tiền 30.800.313 đồng).
+ Dự án Trụ sở trung tâm thông tin và thống kê khoa học công nghệ tỉnh Sơn La kiến nghị giảm dự toán, giảm trừ giá trị nghiệm thu thanh tốn khi quyết tốn của gói thầu xây lắp số 04 số tiền 29.686.110 đồng
+ Dự án Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Sơn La (giai đoạn 01) kiến nghị giảm dự toán, giảm trừ giá trị nghiệm thu thanh tốn khi quyết tốn của gói thầu xây lắp số 13 (San nền, thi công xây dựng sân vận động và hạ tầng kỹ thuật) số tiền 174.818.872 đồng
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng cơng nghiệp tỉnh Sơn La được UBND tỉnh Sơn La giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng các dự án phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La, các dự án đã mang giá trị cao và đem lại những hiệu quả nhất định. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban QLDA đã cơ bản nghiêm túc thực hiện công tác quản lý dự án nói chung và quản lý chi phí nói riêng theo đúng các quy định của pháp luật và nhà nước. Cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Ban QLDA đã có nhiều bước cố gắng như: Có quy trình quản lý cụ thể chi tiết, có bộ phận quản lý đầu tư xây dựng riêng trong Ban QLDA, các quy trình phương thức kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng của Ban đã dần được cải thiện….
Nhiều dự án đưa vào sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực cho tỉnh Sơn La nói chung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế- xã hội chung cho tỉnh. Bên cạnh đó Ban QLDA thường xuyêncử cán bộ đi học hỏi tham khảo kinh nghiệm công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của những đơn vị quản lý dự án chuyên nghiệp và áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm mới trong công tác quản lý dự án chung của Ban QLDA nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án nói chung và cơng tác quản lý chi phí nói riêng cho Ban QLDA.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại
+ Về công tác quản lý Tổng mức đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị dự án: Rất nhiều dự án mà Ban QLDA thực hiện trong giai đoạn 2015-2019 bị vượt Tổng mức đầu tư dẫn tới việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư theo từng năm trong quá trình thực hiện dự án.
+ Về công tác quản lý định mức, đơn giá, chỉ số giá xây dựng: Ban QLDA quản lý chưa thực sự tốt định mức và định giá trong giá trị dự toán thiết kế. Ban QLDA chưa thuê đơn vị tư vấn có năng lực xác định chỉ số giá xây dựng cho mình.
+ Việc quản lý giá trong đấu thầu các dự án xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại như giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu sẽ khó có thể là mức giá hợp lý, là giá trần khi xét thầu vì giá gói thầu khơng có một điều kiện ràng buộc nào (có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn dự toán hay tổng dự toán được duyệt). Hiện tượng bỏ giá thầu thấp dẫn tới sự làm bừa, làm ẩu, rút vật tư vật liệu cơng trình gây tổn hại đến chất lượng cơng trình, ảnh hưởng đến lợi ích dài hạn và sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
+ Về công tác quản lý chi phí thanh tốn, quyết toán hợp đồng: Các hợp đồng xây dựng trong các gói thầu của dự án theo hình thức trọn gói và theo tỷ lệ phần trăm, một số hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định vì vậy khơng thể linh hoạt khi giá cả biến động dẫn tới nhà thầu gặp nhiều rủi ro. Khi thực hiện việc điều chỉnh giá đối với một số hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thường bị kéo dài dẫn đến việc thiếu chính xác do thời gian thi công bị kéo dài. Tình trạng nghiệm thu khối lượng các công việc được điều chỉnh giá không sát với thực tế thi công làm tăng giá khi điều chỉnh giá dẫn tới việc thanh quyết tốn chậm chễ, khơng đúng với kế hoạch.
+ Tình trạng nghiệm thu thanh tốn khơng đúng khối lượng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư đã làm tăng giá trị cơng trình, gây thất thốt lãng phí của Nhà nước.
+ Về cơng tác quản lý chi phí phát sinh: Hầu hết các dự án đều có hợp đồng phát sinh và tỷ lệ phần trăm các hợp đồng phát sinh trong các dự án hầu hết là lớn dẫn đến việc thất thốt nguồn vốn và khó kiểm sốt chi phí trong dự án đầu tư.
+ Về quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Ban QLDA cịn sử dụng hình thức ký hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nên chưa quản lý tốt được chi phí tư vấn.
+ Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư dự án xây dựng hồn thành cũng còn nhiều tồn tại. Nhiều dự án sau khi làm báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức đơn giá, không phù hợp với chế độ Nhà nước quy định. Công tác quyết toán chưa nghiêm và chậm.
Trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng vẫn cịn tình trạng thất thốt, lãng phí. Ở giai đoạn này thể hiện ở việc sai lầm và thiếu sót trong khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn thiết bị, công nghệ. Công tác khảo sát trước khi tiến hành lập
dự án sơ sài, cẩu thả dẫn đến lập dự án đầu tư xây dựng khơng chính xác do số liệu thu thập chưa đầy đủ, hậu quả của việc này gây thất thốt lãng phí và làm tiến độ thực hiện dự án kéo dài quá thời gian quy định. Chất lượng lập dự án đầu tư xây dựng chưa cao nên phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mức đầu tư, tăng chi phí bồi thường gấp nhiều lần. Thực tế cho thấy thất thốt lớn nhất có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế chiếm trên 70% tổng số thất thốt lãng phí. Bên cạnh đó, tham nhũng tiêu cực trong các giai đoạn đầu tư, đấu thầu, tuyển chọn Nhà thầu tư vấn, xây lắp ...
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan:
+ Do Quốc hội, Chính phủ Ban hành các Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn công tác quản lý chi phí cịn chưa thực sự cụ thể và rõ ràng; định mức kinh tế kỹ thuật và định mức tỷ lệ của một số công tác xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành còn chưa thực sự phù hợp với đặc thù của tỉnh miền núi như tỉnh Sơn La dẫn đến Ban QLDA còn thiếu các căn cứ pháp lý trong việc lập thẩm định phê duyệt dự án, dự tốn cơng trình và đây là một trong các ngun nhân làm cơng tác quản lý chi phí cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến phải điều chỉnh TMĐT, dự tốn trong q trình thực hiện, dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện dự án và gây thất thốt, lãng phí vốn trong q trình đầu tư.
+ Địa bàn tỉnh Sơn La là vùng núi Tây Bắc mang địa hình đồi núi phức tạp, nhiều địa điểm không di chuyên được bằng xe ô tô mà phải di chuyển bằng đường bộ nên chi phí vật chuyển vật liệu rất phức tạp và thi công xây dựng cơng trình gặp nhiều khó khăn.
+ Trong thời gian vừa qua, sự thay đổi của nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý dự án nói chung và cơng tác quản lý chi phí nói riêng khiến người cán bộ làm cơng tác quản lý chi phí cịn gặp nhiều khó khăn, bị động.
+ Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu và nhiều định mức lạc hậu, bất hợp lý và không phù hợp với thực tế.
+ Trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu xây dựng nói chung đặc biệt là các vật liệu, trang thiết bị cơ bản như gạch, cát , đá, xi măng... khiến cơng tác quản lý chi phí nói chung của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công phải liên tục điều chỉnh.
+ Trong q trình thi cơng do ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan như: địa hình, mặt bằng, thời tiết… nên tổ chức thi công khá phức tạp; nhiều công tác xây
dựng hiện vẫn chưa có trong định mức hoặc một số cơng tác có trong định mức nhưng lại không phù hợp với điều kiện thi cơng thực tế, do đó khó vận dụng thậm chí khơng áp dụng được; định mức xây dựng chuyên ngành có những cơng tác tương tự giống nhau nhưng định mức đơn giá khác nhau.
+ Việc bổ sung, sửa đổi định mức chưa kịp thời; trong khi các chính sách của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng thì liên tục thay đổi, nhiều cơng tác xây dựng khơng có trong định mức nên q trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn khiến Ban QLDA khơng muốn áp dụng công nghệ mới, không muốn đổi mới công nghệ xây dựng.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ của Ban QLDA còn nhiều hạn chế. Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA chưa thực sự phủ hợp; lực lượng cán bộ của Ban QLDA chưa hợp lý về tỷ lệ nam nữ, đa số cán bộ trẻ, kinh nghiệm về thực hiện công tác quản lý dự án nói chung và quản lý chi phí nói riêng chưa nhiều nên dẫn tới hiệu quả công việc chưa đạt mức cao. Bên cạnh đó trang thiết bị để phục vụ cơng việc vẫn cịn thiếu, lạc hậu; Ban vẫn chưa quan tâm chú trọng đúng mực đến công tác nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các cán bộ, đặc biệt là kỹ năng quản lý chi phí.
Quy trình thực hiện quản lý chi phí tại Ban QLDA chưa phù hợp. Hiện nay mặc dù Ban QLDA đã có mơ hình quản lý chi phí tổng thể theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên mơ hình quản lý chi phí này vẫn chưa hồn thiện vì quy trình quản lý chi phí dự án tổng thể tuy đã có nhưng chưa cụ thể, chưa chi tiết cho từng giai đoạn của q trình thực hiện dự án khiến cơng tác quản lý chi phí gặp nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý.
Việc lập tổng mức đầu tư của một số dự án còn thiếu căn cứ và cơ sở khoa học để xác định các chỉ tiêu về giá sản phẩm xây dựng. Chẳng hạn như một số công việc chưa có định mức, đơn giá hoặc có định mức đơn giá nhưng đã lạc hậu, không phù hợp với trình độ phát triển khoa học cơng nghệ và tình hình quả lý giá xây dựng hiện nay.
Trong cơng tác đấu thầu vẫn tồn tại sai phạm. Công tác đấu thầu nhiều cơng trình dùng chỉ định thầu hoặc đấu thầu một cách hình thức; điều này vi phạm Luật đấu thầu và các quy định hiện hành. Hạ giá thầu khơng có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá thấp nhưng vẫn làm được hiện tượng thông đồng, cấu kết với
nhau Chất lượng lập hồ sơ mời thầu thấp, đơn giá, định mức không chuẩn xác. Các dự án không theo tiến độ đề ra thường bị kéo dài do khảo sát thực tế chưa kỹ càng dẫn đến q trình thực hiện phát sinh nhiều chi phí cao hơn dự án đề ra, mặt khác do năng lực yếu kém, tinh thần trách nhiệm của các bên liên quan, do giá vật liệu tăng nhanh.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY