6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
1.2. Vai trò của Ban quản lý các dự án đầu tư cấp tỉnh và Quản lý chi phí dự
1.2.4. Nội dung quản lý
Các nội dung của quản lý chi phí ĐTXD cơ bản thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án đầu tư cấp tỉnh bao gồm: (1) Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư; (2) Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự tốn xây dựng cơng trình; (3) Định mức xây dựng, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng; và (4) Quản lý gói thầu và giá hợp đồng; (5) Thanh tốn, quyết tốn vốn ĐTXD cơng trình, và các quy định khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành chi phí.
1.2.4.1. Lập, phê duyệt và điều chỉnh tổng mức chi phí đầu tư của dự án
a) Quản lý lập tổng mức chi phí đầu tư
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì việc quan tâm đến các nội dung của pháp luật quy định về sơ bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư
xây dựng là rất quan trọng. Tổng mức ĐTXD là tồn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơng trình được tính theo cơng thức sau:
V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP Trong đó: - V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- GXD : chi phí xây dựng; - GTB : chi phí thiết bị; - GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - GQLDA: chi phí quản lý dự án;
- GTV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; - GK : chi phí khác;
- GDP : chi phí dự phịng.
Căn cứ lập tổng mức chi phí đầu tư xây dựng
Tổng mức chi phí đầu tư xây dựng được lập trên cơ sở nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: thiết kế cơ sở, thuyết minh thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, thiết bị; giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của cơng trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu, điều kiện thi cơng cơng trình của dự án; kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác phù hợp với nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Phương pháp lập tổng mức chi phí đầu tư xây dựng
Tùy theo đặc điểm của dự án, TMĐT có thể được xác định theo một trong ba phương pháp sau đây:
Phương pháp 1: Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và
các yêu cầu cần thiết khác của dự án.
Theo cách này, các thành phần chi phí được tính như sau:
+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan;
+ Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng nhóm, loại cơng tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận cơng trình và giá xây dựng tổng hợp tương ứng với nhóm, loại cơng tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận cơng trình được đo bóc, tính tốn và một số chi phí có liên quan khác dự tính;
+ Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn, giá mua sắm phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan.
+ Chi phí QLDA và chi phí tư vấn ĐTXD gồm các nội dung và được xác định theo quy định tại Điều 22 và 23 Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ.
+ Chi phí khác “được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng
dự toán hoặc ước tính hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu” các dự án tương tự đã thực hiện;
+ Chi phí dự phịng cho cơng việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần
trăm (%) của tổng các” thành phần chi phí đã xác định nêu trên. Chi phí dự phịng “
cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện” dự án, “kế
hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây
dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và” quốc tế.
Phương pháp 2: Xác định từ dữ liệu về chi phí các cơng trình tương tự đã
hoặc đang thực hiện. Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính tốn về thời điểm lập TMĐT, khu vực đầu tư XDCT và điều chỉnh, bổ sung các chi phí khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, cơng trình.
Phương pháp 3: Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
TMĐT xây dựng xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, cơng suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư tương ứng được công bố phù hợp với loại và cấp cơng trình, thời điểm lập TMĐT, khu vực đầu tư xây dựng cơng trình và các chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án.
Ngoài ra để lập tổng mức đầu tư, trên thực tế có thể thực hiện kết hợp 3 phương pháp nêu trên.
b) Thẩm định, điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư
Thẩm định TMĐT là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học các nội dung về kinh tế kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư. Việc thẩm định TMĐT có vai trị quan trọng đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế để triển khai thực hiện dự án, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của các thành phần chi phí trong TMĐT từ đó xác định TMĐT phù hợp để đảm bảo hiệu quả của dự án.
Theo Điều 6, Nghị định 68/2019/NĐ-CP việc thẩm định tổng mức ĐTXD được thực hiện cùng với việc thẩm định dự án ĐTXD. Nội dung thẩm định TMĐT gồm:
+ Sự phù hợp của phương pháp xác định TMĐT xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;
+ Kiểm tra sự đầy đủ của các khối lượng sử dụng để xác định TMĐT xây dựng; sự hợp lý, phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính tốn, xác định các chi phí trong TMĐT xây dựng;
+ Xác định giá trị TMĐT xây dựng sau khi thực hiện thẩm định. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị TMĐT xây dựng xác định sau thẩm định;
Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ban quản lý các dự án đầu tư của tỉnh thẩm định thì BQL được mời các tổ chức, cá nhân có chun mơn, kinh nghiệm tham gia thẩm định TMĐT xây dựng hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực quản lý chi phí ĐTXD theo quy định thực hiện thẩm tra TMĐT xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt.
c) Điều chỉnh tổng mức đầu tư
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, TMĐT có thể được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của dự án (Điều 7, Nghị định 68/2019/NĐ-CP).
Theo đó TMĐT xây dựng điều chỉnh gồm TMĐT xây dựng đã phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt TMĐT điều chỉnh.
Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí, gồm cả chi phí dự phịng, nhưng khơng làm thay đổi giá trị TMĐT xây dựng đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh của mình.
Trường hợp đã sử dụng hết chi phí dự phịng trong TMĐT xây dựng đã phê duyệt gồm cả chi phí dự phịng cho yếu tố trượt giá, chủ đầu tư tổ chức xác định bổ sung khoản chi phí dự phịng do yếu tố trượt giá khi chỉ số giá xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng bố từ khi thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá xây dựng sử dụng trong TMĐT đã phê duyệt.
1.2.4.2. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh dự tốn chi phí xây dựng cơng trình
a) Quản lý lập dự tốn chi phí xây dựng cơng trình
Dự tốn xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết để xây dựng cơng trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế BVTC và các yêu cầu công việc phải thực hiện của cơng trình, là căn cứ để chủ đầu tư thực hiện quản lý chi phí dự án ĐTXD.
Dự tốn cơng trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của cơng trình và đơn giá xây dựng cơng trình, chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (định mức chi phí tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ cơng việc đó.
Nội dung dự tốn xây dựng bao gồm dự tốn chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn ĐTXD, chi phí khác và chi phí dự phịng.
Dự tốn chi phí xây dựng.
Có 2 phương pháp xác định chi phí xây dựng:
Phương pháp 1: tính theo khối lượng và giá xây dựng cơng trình. Theo đó,
chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các cơng tác, cơng việc xây dựng được đo bóc, tính tốn từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của cơng trình, giá xây dựng của cơng trình và chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước. Thuế giá trị gia tăng được xác định căn cứ theo định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc xác định bằng phương pháp lập dự tốn
Phương pháp 2: tính theo hao phí vật liệu, nhân cơng và thiết bị thi cơng và
giá của các yếu tố chi phí tương ứng. Theo đó, Chi phí vật liệu, nhân cơng, máy và thiết bị thi cơng trong chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công và giá của các yếu tố chi phí này. Khối lượng các loại vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây dựng đo bóc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED và định mức kinh tế kỹ thuật. Giá vật liệu xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 4.1 Phụ lục số 4 ban hành kèm Thông tư 09/2019/TT-BXD. Giá nhân công, máy và thiết bị thi công xác định theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Dự tốn chi phí thiết bị.
Chi phí thiết bị được xác định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Theo đó,
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng. Giá mua thiết bị được xác định theo giá thị trường hoặc báo giá của nhà cung cấp,
nhà sản xuất hoặc của cơng trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện phù hợp với thời điểm tính tốn.
Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ của dự án (nếu có); Chi phí đào tạo, chuyển giao cơng nghệ; chi phí gia cơng, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật và quy định trong hợp đồng; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
Chi phí lắp đặt thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với dự tốn chi phí xây dựng
Dự tốn chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác.
Được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Nhà nước quy định hoặc trên cơ sở dữ liệu các dự án tương tự đã thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án. Trong nhiều trường hợp, các thành phần chi phí này có thể được xác định bằng các lập dự toán chi tiết, cụ thể:
Chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định trên. Chi phí dự phịng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng cơng trình, kế hoạch vố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại cơng trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
Chi phí tư vấn trong dự tốn xây dựng được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%), định mức tính bằng khối lượng hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với khối lượng, phạm vi cơng việc, chế độ, chính sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc cơng bố (theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
b) Thẩm định, phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình
Thẩm định dự tốn xây dựng cơng trình được thực hiện đồng thời với việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Đối với chức năng của BQL dự án cấp tỉnh, nội dung thẩm định dự tốn xây dựng cơng trình gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính tốn từ thiết kế xây dựng, cơng nghệ;
tốn, giá xây dựng của cơng trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự tốn xây dựng cơng trình;
+ Xác định giá trị dự tốn xây dựng cơng trình sau thẩm định và kiến nghị giá trị dự tốn xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự tốn xây dựng cơng trình đề nghị thẩm định.
c) Điều chỉnh dự tốn xây dựng cơng trình
Dự tốn xây dựng cơng trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Khi có điều chỉnh tổng mức ĐTXD theo quy định của pháp luật;
- Khi có thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng khơng trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự tốn kể cả chi phí dự phịng nhưng khơng vượt tổng mức ĐTXD đã được phê duyệt;
Như vậy, dự tốn xây dựng cơng trình điều chỉnh sẽ gồm dự tốn xây dựng cơng trình đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình điều chỉnh.
Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng khơng làm thay đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phịng thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.
Dự toán xây dựng cơng trình điều chỉnh sẽ được lấy làm cơ sở để điều chỉnh