6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
1.2. Vai trò của Ban quản lý các dự án đầu tư cấp tỉnh và Quản lý chi phí dự
1.2.3. Phương pháp và công cụ quản lý
1.2.3.1. Phương pháp quản lý
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN bằng những phương pháp quản lý vĩ mô về kinh tế bao gồm các phương pháp hành chính, các phương pháp kinh tế, các phương pháp giáo dục và vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước, nội dung những phương pháp này cụ thể như sau:
Phương pháp hành chính: Nhà nước tác động một cách trực tiếp vào các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án ĐTXD, buộc họ phải chấp hành, thực thi các quy định hành chính đã được Nhà nước quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực có liên quan nhằm đảm bảo việc quản lý chi phí dự án ĐTXD được thực hiện một cách đúng đắn, có hiệu quả. Cải cách thủ tục hành chính, hồn thiện khung pháp luật để có thể nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước là vấn đề được Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương quan tâm, chú trọng.
Phương pháp kinh tế: Nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế để tác động một cách gián tiếp vào các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án ĐTXD, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn nhằm làm cho họ tự giác, chủ động hồn thành tốt các nội dung cơng việc của mình trong hoạt động ĐTXD. Nhà nước đề ra những mục tiêu, quy định những nhiệm vụ phải đạt được, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể được sử dụng để họ tự tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hay nói cách khác là sử dụng những lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cực của các chủ thể có liên quan, nhằm đạt được hiệu quả trong cơng tác quản lý chi phí ĐTXD nói riêng cũng như quản lý dự án ĐTXD nói chung.
Phương pháp giáo dục: Nhà nước truyền thông các chủ trương, đường lối, những quy định, chính sách, luật pháp có liên quan đến lĩnh vực ĐTXD bằng nhiều phương thức khác nhau để có thể tác động vào tư duy, suy nghĩ, nhận thức của các chủ thể tham gia, nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của họ, giáo dục cả về đạo lý và pháp lý. Phương pháp này nếu được sử dụng một cách hợp lý có thể mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý chi phí ĐTXD bởi yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng tiên quyết trong mọi hoạt động, trong đó có hoạt động ĐTXD. Các chủ thể tham gia tự ý thức được quyền lợi, trách nhiệm trong cơng việc của mình, từ đó góp phần để cơng tác quản lý chi phí các dự án ĐTXD được thực hiện hợp lý, đúng đắn.
Để có thể mang lại hiệu quả lớn nhất trong cơng tác quản lý chi phí các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN, Nhà nước vận dụng tổng hồ các phương pháp hành chính, kinh tế và giáo dục nhằm vừa tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, vừa tạo được đòn bẩy, động lực về kinh tế và lợi ích xã hội để các chủ thể cùng tuân thủ thực hiện một cách có hiệu quả.
1.2.2.3. Cơng cụ quản lý
Kế hoạch hố. Đây là cơng cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của Nhà nước. Việc
xác định được mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động ĐTXD các dự án sử dụng vốn NSNN là khởi đầu quan trọng, chỉ ra phương hướng và các yêu cầu về số lượng, chất lượng nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc tra thực hiện phương án hành động trong tương lai. Kế hoạch với tính cách là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bản thân là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung hoạt động, những hoạt động này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án ĐTXD, đến quản lý chi phí các dự án ĐTXD, bao gồm những công cụ chủ yếu: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống pháp luật. Đây là công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự, hành vi của
các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án ĐTXD. Pháp luật trong quản lý hoạt động ĐTXD nói chung và quản lý chi phí đầu tư XDCB nói riêng được hiểu là hệ thống văn bản có tính quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để thể hiện ý chí, quyền lực
của Nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ, các hoạt động của các chủ thể tham gia để đạt được hiệu quả quản lý.
Chính sách kinh tế. Đây là công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà
nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể: Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu của Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một chính sách bất kỳ thường gồm hai bộ phận: Các mục tiêu cần đạt và các giải pháp cần áp dụng để thực hiện mục tiêu. Đối với hoạt động ĐTXD và quản lý chi phí các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN, chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp, có vai trị quyết định trong việc quyết định đầu tư và bố trí nguồn lực cho các dự án ĐTXD.
Tài sản quốc gia. Đây là nhóm cơng cụ vật chất làm động lực tác động
vào đối tượng quản lý): Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả mọi nguồn lực của đất nước, theo nghĩa hẹp là nguồn vốn và các phương tiện vật chất – kỹ thuật mà nhà nước có thể sử dụng để tiến hành quản lý kinh tế, xã hội. Tài sản quốc gia bao gồm: Công sở, ngân sách nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, công khố, kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống thông tin nhà nước,... Đối với nền kinh tế nói chung và với các dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN nói riêng, đây chính là đầu vào quan trọng, là khung vật chất – kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của q trình quản lý chi phí thực hiện các dự án ĐTXD.