Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực Hải Dương và các vùng lân cận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về Vietinbank Đông Hải Dƣơng và đặc điểm kinh tế xã

2.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực Hải Dương và các vùng lân cận

Với lợi thế là địa phương nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đầy năng động và phát triển. Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Năm 2019, Hải Dương là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 9 về số dân với 1.892.254 người dân, GRDP đạt 139.251 tỉ đồng (tương ứng với 6,054 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 74,4 triệu đồng (tương ứng với 3.234 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,6%. Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đơ Hà Nội 57 km về phía đơng, cách thành phố Hải Phịng 45 km về phía tây.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế của tỉnh liên tục đạt tăng trưởng khá và ổn định. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 7,2%. Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10,1%, đóng góp 5,8 điểm % vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP). Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung vẫn tăng trưởng ổn định; ngành xây dựng tăng trưởng khá. Ngành dịch vụ tăng 6,5% đóng góp 2,0 điểm % vào tăng trưởng GRDP. Doanh thu các ngành dịch vụ như vận tải, kho bãi (+7,1%), thương mại bán lẻ (+6,6%), dịch vụ tiêu dùng (+7,8%) vẫn tăng ổn định. Tuy nhiên, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đã giảm 4,9%, làm giảm 0,6 điểm % vào tăng trưởng GRDP; trong đó, ngành trồng trọt ước giảm 4,3%, tương đương giảm 300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hải Dương tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhiều dự án, khu, cụm công nghiệp được xây dựng mới với những chính sách kêu gọi đầu tư mạnh mẽ. Với việc tổ chức tốt Hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp lần thứ nhất năm 2019, các ý kiến, kiến nghị đã được UBND tỉnh tiếp thu và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần làm cho thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 767 tỷ đồng, chiếm 35,2% kế hoạch năm, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 19.863 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.

Về thu hút đầu tư trong nước, trong 5 tháng đầu năm 2019, đã chấp thuận cho 57 dự án và điều chỉnh cho 23 dự án đầu tư trong nước có nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, với số vốn thu hút đầu tư 5.832,8 tỷ đồng, tăng 113,6% so với cùng kỳ năm trước

Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến 15/6/2019 ước đạt 409 triệu USD tăng 21,5% so với cùng kỳ 2018, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 4.970 triệu USD. Tỉnh đã cấp mới cho 36 dự án với số vốn đăng ký 318 triệu USD, tăng 2 lần về số lượng dự án, tăng 4 lần về vốn đâu tư so với cùng kỳ 2018.

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt khá, đã tập trung rà sốt và tích cực triển khai các biện pháp thu các khoản thuế. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.941 tỷ 450 triệu đồng, bằng 66,8% dự toán năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu cao giúp tỉnh chủ động thực hiện mục tiêu tăng cường đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách riêng của địa phương, đáp ứng được các nhu cầu chi ngày càng tăng, đồng thời tạo sự chủ động trong quản lý tài chính ngân sách cho các cấp, giúp khai thác tối đa nguồn lực để phát triển mọi mặt.

Ngoài việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Hải Dương đang tích cực tập trung nâng cấp, mở rộng đô thị. Một trong những nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, nêu rõ là: Nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại 1 và thị xã Kinh môn lên thành phố trước năm 2020. Và ngày 17/5 vừa qua, tại Quyết định 580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã cơng nhận thành phố Hải Dương mở rộng đạt tiêu chí đơ thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương.

Thành phố Hải Dương được xác định là trung tâm hành chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh Hải Dương và cũng là trung tâm tăng trưởng kinh tế, đơ thị có vai trị quan trọng thúc phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh, vùng tỉnh, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, với các ngành chủ đạo là công nghiệp, dịch vụ, thương mại; du lịch, nghỉ dưỡng trọng tâm ven sơng Thái Bình... Thành phố Hải

Dương cũng đã hoàn thành mục tiêu tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản.

Ngồi ra, đơ thị Kinh môn được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, thị trấn Kinh Mơn mở rộng được thẩm định đạt tiêu chí đơ thị loại IV… Và cùng với việc nâng cấp, nâng loại 3 đô thị hạt nhân, Hải Dương cũng đã nâng cấp từ đô thị loại V lên đô thị loại IV cho thị trấn Kẻ Sặt, thị trấn Gia Lộc và thành lập mới một số đô thị loại V.

Những thành quả quan trọng trong phát triển đô thị đã giúp Hải Dương đang tiến gần tới việc hoàn thành mục tiêu được đặt ra trong Chương trình phát triển đơ thị tồn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là nâng tỷ lệ đơ thị hóa đạt 33,98% vào năm 2020. Với những điều kiện trên sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển dịch vụ phi tín dụng của Vietinbank Đơng Hải Dương.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)