Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 31)

6. Kết cấu luận văn

1.1. Những vấn đề chung về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế các

1.1.3. Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

1.1.3.1. Mục đích của cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra, kiểm tra thuế là chức năng không thể thiếu trong công tác quản lý thuế. Tổ chức hoạt động thanh tra thuế, kiểm tra thuế nhằm các mục đích cụ thể sau:

* Thứ nhất, phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.

Cơ quan quản lý thuế kiểm tra việc tự khai tự nộp thuế của các chủ thể trong nền kinh tế để phản hồi lại việc NNT có thực hiện đúng quy định của pháp luật khơng, chính sách pháp luật có phù hợp với thực tiễn hay không phải thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Qua việc xem xét, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT, Cơ quan Thuế có thể nhận thấy những sơ hở về quy chế, những quy định không phù hợp với NNT để kiến nghị cấp trên sửa đổi và hoàn thiện.

* Thứ hai, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Việc kiểm tra, xem xét đánh giá tính tn thủ pháp luật thuế giúp phịng ngừa vi phạm pháp luật của NNT và cũng có thể phát hiện những vi phạm về pháp luật thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra cung cấp đầy đủ các căn cứ của hành vi vi phạm pháp luật. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật tuỳ theo thẩm quyền và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo luật định về xử phạt hành chính và vi phạm trong lĩnh vực thuế.

* Thứ ba, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Bằng việc xem xét và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT, công tác thanh tra, kiểm tra thuế giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý thuế.

* Thứ tư, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế từ đó hướng NNT thực hiện đúng pháp luật, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những hành vi chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế thể hiện rõ nhất ở số thuế nộp vào NSNN và tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Nếu để NNT tự khai tự nộp thuế, khơng có cơng tác thanh tra, kiểm tra thì chắc chắn số thuế nộp vào ngân sách rất thấp vì NNT ln tìm cách trốn thuế. Do đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng nhằm mục đích tăng thu cho

ngân sách, tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công bằng giữa các chủ thể SXKD; bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.1.3.2. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế

Để đạt được mục đích đề ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản sau:

* Nguyên tắc tuân thủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong thanh tra, kiểm tra thuế. Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật cho phép. Mọi hành vi lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý.

Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, các chủ thể thanh tra (cơ quan, đoàn thanh tra và các thành viên) phải căn cứ vào các quy định của pháp luật thuế để kết luận, kiến nghị những vấn đề thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình. Đối tượng thanh tra, kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể thanh tra, kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ và giải trình số liệu khi được yêu cầu.

* Nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời.

Tính chính xác địi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải nhận thức đúng đắn vấn đề, nội dung kiểm tra, thanh tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để kết luận thanh tra, kiểm tra chính xác. Tính chính xác bảo đảm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao. Muốn đảm bảo tính chính xác, khơng những địi hỏi chủ thể kiểm tra, thanh tra thuế phải có quan điểm đúng đắn mà cịn phải có kiến thức và năng lực mới đem lại kết quả chính xác.

Tính khách quan yêu cầu chủ thể thanh tra, kiểm tra phải phản ánh đúng sự

việc, hiện tượng như nó vốn có, khơng được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự việc, hiện tượng. Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qua lại.

Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận thanh tra, kiểm tra có chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Tính trung thực đòi hỏi chủ thể thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc

về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, khơng thiên lệch, bóp méo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế.

Tính cơng khai thể hiện ở chỗ chủ thể thanh tra, kiểm tra phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định thanh tra, kiểm tra đến kết luận thanh tra, kiểm tra để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện. Nguyên tắc công khai nhằm nâng cao tính khách quan của hoạt động thanh tra, kiểm tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, tuỳ tính chất của cuộc thanh tra, kiểm tra cụ thể, cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp để đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật người tố cáo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Tính dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tượng kiểm tra, thanh tra được trình

bày ý kiến, quan điểm về những nội dung thanh tra, kiểm tra cũng như về hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra cụ thể, tránh tình trạng áp đặt của chủ thể thanh tra, kiểm tra. Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra, kiểm tra được trình bày ý kiến của mình.

Tính kịp thời: Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý thuế trong những thời điểm nhất định. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra kịp thời ngoài việc giúp cho đối tượng nhận rõ sai phạm, để sửa chữa, khắc phục ngay, tránh vi phạm kéo dài còn giúp Cơ quan Thuế chấn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Mặt khác, tính kịp thời cịn đảm bảo cuộc thanh tra, kiểm tra có biên bản, kết luận đúng thời hạn luật định, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra.

* Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Việc Cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế là cần thiết nhưng ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Tình trạng thực hiện thanh tra, kiểm tra kéo dài, không công bố kết luận thanh tra, kiểm tra vẫn còn tồn tại. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được đánh giá là “vấn đề hết sức nhạy cảm”, vấn đề quyền và đảm bảo thực hiện quyền của NNT được đặc biệt quan tâm.

Mặt khác, do việc phân cấp quản lý cịn chồng chéo nên một đối tượng có thể được nhiều ngành quản lý dẫn đến có thể phát sinh nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra đối tượng cùng thời điểm hoặc trong một thời gian ngắn. Đảm bảo nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc thanh tra, kiểm tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra, kiểm tra; đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm đối tượng chỉ bị thanh tra, kiểm tra một lần. Cùng với việc thực hiện tốt nguyên tắc kịp thời trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tượng thanh tra, kiểm tra.

1.1.3.3. Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

a. Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

Xét trong lĩnh vực quản lý thuế, rủi ro được hiểu là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuế trong một mơi trường, hồn cảnh cụ thể.

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế thực chất là việc phân loại, đánh giá NNT dựa trên hệ thống những tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những NNT có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực để thanh tra, kiểm tra những NNT có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và phải theo một quy trình cụ thể. Quy trình được xây dựng trong công tác quản lý rủi ro bao gồm 7 bước, bao gồm:

Bước 1: Xác định hồn cảnh có thể xảy ra rủi ro.

Bước 2: Nhận diện rủi ro, bao gồm bản thân rủi ro và nguyên nhân của rủi ro. Bước 3: Đánh giá rủi ro.

Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm ẩn (loại bỏ rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro,

chấp nhận rủi ro).

Bước 5: Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, nhằm đối phó hoặc kiểm sốt phù

hợp để xử lý từng rủi ro.

Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro.

Bước 7: Rà soát, đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro. b. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần thanh tra, kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung cuộc kiểm tra: đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra với các đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổng hợp với chi tiết, giữa số liệu và chứng từ, giữa số liệu báo cáo và thực tế, giữa nội dung tài liệu, báo cáo sổ sách, chứng từ với chuẩn mực…

c. Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết

Phương pháp này gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều, khi kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết tới tổng hợp như trình tự hạch toán kế toán. Kiểm tra từ tổng hợp tới chi tiết giúp cán bộ phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề chính, những bất thường để tiến hành thanh tra, kiểm tra, tránh dàn trải không trọng tâm.

Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…), rút ra nhận xét tổng quát và vấn đề cần đi sâu kiểm tra.

Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.

d. Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc là loại chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do vậy, chứng từ gốc có đầy đủ hiệu lực pháp lý và giá trị ghi sổ kế tốn. Ví dụ: phiếu thu, chi, phiếu nhập xuất kho...

Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc, bao gồm: Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh; Kiểm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ nhập, xuất vật tư… Kiểm tra điển hình: là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét và rút ra kết luận chung.

e. Phương pháp kiểm tra bổ trợ

Các phương pháp kiểm tra bổ trợ bao gồm:

- Phương pháp quan sát: Là quan sát trực tiếp, kín đáo và không gây trở ngại những cơng việc có liên quan đến nội dung thanh tra tại hiện trường.

- Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin từ những người có quan hệ trực tiếp đến nội dung thanh tra.

- Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần (phương pháp phối hợp kiểm tra nhiều nguồn): Theo phương pháp này, số liệu được đối chiếu với nhiều nguồn, nhiều nguồn thông tin để kiểm tra đảm bảo khớp đúng sự việc. Cán bộ kiểm tra phải có văn bản xác nhận về từng phần việc đã được xác minh, trên cơ sở xác nhận từng phần để đi đến xác nhận toàn bộ.

- Phương pháp toán học như số học, toán kinh tế… nhằm tính tốn đối chiếu và tổng hợp số liệu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)