Hoàn thiện kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro trong thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 91 - 93)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại Cục

3.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro trong thanh tra, kiểm tra

Hải quan phục vụ quản lý số thu về thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ việc làm, khấu trừ thuế GTGT tại khâu xuất khẩu và nhập khẩu;

+ Mạng thông tin trao đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư để kiểm sốt các đối tượng có đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế, đồng thời thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, mất tích...

+ Mạng thông tin với cơ quan quản lý doanh nghiệp nhằm thu thập tình hình SXKD như sản lượng, giá thành, giá bán, tình hình thị trường, đối chiếu số liệu gữa quyết tốn tài chính với một số thơng tin kê khai thuế, quyết tốn thuế;

+ Trao đổi thông tin với các ngành khác để đối chiếu với các chỉ tiêu kê khai của NNT, để nắm được đặc điểm và chỉ tiêu phát triển từng tích rủi ro trong cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế.

- Thu thập, xử lý, cập nhật, lưu giữ thông tin dữ liệu trên hệ thống máy tính; nâng cấp và hoàn thiện phần mềm thu nhận, xử lý và lưu trữ thông tin về NNT. Tổ chức phân quyền khai thác, sử dụng một cách hợp lý cho từng cấp quản lý và cho từng bộ phận chức năng.

Từ các thông tin về NNT ở trong và ngoài ngành Thuế, Bộ phận kê khai kế toán thuế phải tiến hành rà sốt các thơng tin này để bổ sung, hồn thiện hệ thống thơng tin của NNT phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

3.2.3. Hoàn thiện kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế thuế

Việc áp dụng kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro giúp toàn ngành Thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra phù hợp hơn, giảm bớt tình trạng thanh kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, cụ thể là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh kiểm tra cịn thấp, tỷ lệ số doanh nghiệp có xử lý truy thu so

với số doanh nghiệp đã thanh tra kiểm tra chưa cao. Để khắc phục tồn tại này, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các tiêu thức đánh giá rủi ro về thuế trên các khía cạnh:

+ Mở rộng mức độ so sánh đối với các chỉ tiêu định lượng. Ngoài việc so sánh trong năm phân tích cần phải so sánh với số liệu của các năm trước. Việc so sánh theo thời gian sẽ thấy được tình hình biến động của tiêu chí nghiên cứu.

+ Trong quá trình xây dựng tiêu thức động, ngồi các thơng tin về tuân thủ thuế, nên đưa các thơng tin khác như thơng tin về đầu tư (ví dụ tăng vốn đầu tư qua các năm), đóng góp cho địa phương (tạo việc làm, phúc lợi xã hội…) để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp.

+ Xây dựng các mơ hình phân tích theo ngành và theo sắc thuế.

Các doanh nghiệp hoạt động trong rất nhiều ngành nghề khác nhau với những đặc thù riêng, do đó, các tiêu chí và trọng số rủi ro được xây dựng cũng cần phù hợp với từng ngành nghề. Tuỳ theo các hình thức gian lận thuế của từng ngành nghề ở từng sắc thuế cụ thể mà qua đó xây dựng tiêu thức đánh giá rủi ro cho phù hợp và sát với thực tế của người nộp thuế.

+ Sử dụng nhiều hình thức khác nhau như phiếu khảo sát, thư điện tử, đường dây nóng, hội nghị đối thoại… để ghi nhận ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về hiệu quả của áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế.

+ Tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện để đánh giá, thảo luận và điều chỉnh hệ thống tiêu chí và trọng số rủi ro một cách thường xuyên theo tháng, quý, 6 tháng một lần,... đảm bảo lựa chọn đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra.

- Hoàn thiện, nâng cao phương pháp phân tích rủi ro.

Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp, Cơ quan Thuế cần phải phân tích thơng tin chun sâu về đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

+ Phân tích riêng từng nội dung cần làm rõ. Chẳng hạn, khi phân tích doanh thu cần tập trung so sánh doanh thu qua các tháng liền kề hoặc các tháng cùng kỳ năm trước, rà soát các khoản thu tiền trong kỳ, phân tích nợ phải thu, ước tính

doanh thu từ sản lượng và giá bán, ước tính doanh thu từ sản lượng sản xuất và hàng tồn kho, ước tính doanh thu từ các chi phí sản xuất và tiêu thụ liên quan.

+ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp (tình hình sản xuất bên trong doanh nghiệp) và nhân tố bên ngồi (chính sách, chế độ, thị trường,…); liên kết thông tin và các nghĩa vụ thuế có liên quan như sau:

So sánh số liệu về doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khai thuế GTGT trong năm với doanh thu khai thuế TNDN.

Doanh thu phát sinh tăng nhưng không tăng thuế TNDN sau kỳ miễn giảm; nếu doanh nghiệp tăng đầu tư thì xem xét chi phí được trừ hoặc giá bán ra, giá mua vào.

Doanh thu chịu thuế GTGT so với cùng kỳ tăng nhưng thuế GTGT phải nộp giảm hoặc có điều chỉnh làm giảm thuế.

Hàng hóa bán ra trong tháng cuối năm tăng đột biến; tháng đầu năm sau giảm mạnh; trong thời gian đó có thay đổi về thuế suất thì có thể xem xét hợp đồng kinh tế, thẻ kho nhập - xuất - tồn để kiểm sốt việc lợi dụng chính sách…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)