6. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại Cục
3.2.1. Tổ chức lại bộ máy, tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Trước tình hình phát triển ngày càng nhanh số NNT hoạt động trên địa bàn, sự gia tăng tính phức tạp giữa các mối quan hệ SXKD, sự tinh vi và thủ đoạn trong gian lận, trốn thuế của NNT thì cần thiết phải tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ công chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ công chức phải tiếp xúc với vật chất, rất dễ bị đồng tiền mua chuộc. Do đó, kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế cần được nâng cao để đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc và phương pháp vận dụng trong thanh tra, kiểm tra thuế.
Do đó, trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn phải tổ chức lại bộ máy, tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế thông qua một số giải pháp cụ thể sau:
- Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
+ Chuyển các chức năng, nhiệm vụ không liên quan đến thanh, kiểm tra về các bộ phận khác để tạo điều kiện cho bộ phận thanh kiểm tra thuế có thêm thời gian tìm hiểu người nộp thuế, nghiên cứu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Hệ thống thanh tra, kiểm tra cần được tổ chức, biên chế riêng ở tất cả các Cơ quan Thuế. Hiện tại, đội ngũ thanh tra viên mới có ở cấp Văn phịng Cục Thuế. Thời gian tới nên thành lập bộ phận thanh tra thuế cấp Chi cục Thuế.
+ Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế nên tổ chức theo hướng chun mơn hóa, hoạt động theo nhóm ngành (cơng nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ...) tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh tra viên chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin về nhóm ngành kinh tế mình phụ trách để vận dụng khi phân tích rủi ro, phân tích kinh tế ngành; nâng cao trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, giảm bớt sự chồng chéo trong hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
+ Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo ra tính chun mơn hố. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng phải quy định trách nhiệm của các cán bộ trong việc phối hợp, hỗ trợ giải quyết các công việc liên quan lẫn nhau, tránh tình trạng cơng việc bị trì hỗn, ảnh hưởng tới lợi ích NNT.
- Xây dựng hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng.
+ Tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế, đảm bảo số lượng chiếm tối thiểu 35% tổng số công chức thuế. Cơ cấu này phải được triển khai áp dụng đồng bộ ở cả cấp Cục và Chi cục Thuế.
+ Tổ chức sắp xếp lại nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra. Yêu cầu cơ bản là trình độ chun mơn tối thiểu phải đại học chính quy trong lĩnh vực kinh tế - tài chính – ngân hàng, có thâm niên cơng tác trong ngành Thuế và các ngành kinh tế khác ít nhất từ 2 năm trở lên; có kiến thức về kế toán, kinh tế, tài chính, sử dụng thành thạo máy tính, nên bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ vì họ đáp ứng được về trình độ
chun mơn ngày càng cao, kỹ năng về tin học, trình độ ngoại ngữ, năng động và khả năng tiếp thu... đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
+ Lựa chọn cán bộ thành thạo, có kiến thức, kinh nghiệm chuyên về một lĩnh vực ngành nghề, thay cho cán bộ làm việc đa chức năng (biết nhiều việc song không thành thục). Mỗi cán bộ được gắn chặt với một lĩnh vực, ngành nghề làm việc theo ngun tắc chun mơn hố cao độ.
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra cho lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua các lớp cập nhật kiến thức về pháp luật thuế, kế tốn, các khóa đào tạo chun sâu hoặc học tập kinh nghiệm kiểm toán, kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra của nước ngoài; đào tạo kỹ năng, phương pháp làm việc khoa học; đào tạo kỹ năng ứng dụng các phần mềm ứng dụng tin học...
+ Đào tạo kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế, tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá rủi ro kết hợp vận dụng sáng tạo và khoa học các phương pháp thanh tra, kiểm tra để đảm bảo nâng cao chất lượng phân tích hồ sơ khai thuế và phát hiện vi phạm về nghĩa vụ thuế.
+ Tổ chức thi tuyển, sát hạch và lựa chọn các cán bộ công chức đủ điều kiện để làm công tác chun mơn nghiệp vụ. Qua đó, khuyến khích các cá nhân tích cực học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của các phịng thanh tra, kiểm tra trên Văn phòng Cục và các đội kiểm tra tại các Chi cục; các cá nhân: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành, khơng hồn thành nhiệm vụ. Từ đó có chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý để khuyến khích các cá nhân tự giác làm việc và nâng cao hiệu suất công việc hơn.
- Động viên, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ thanh, kiểm tra. Tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ thuế các cấp có vi phạm, trách nhiệm đối với người lãnh đạo trực tiếp để cấp dưới vi phạm.