6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng các nội dung thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tạ
2.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát quy trình thanh tra, kiểm tra thuế
* Thứ nhất, giám sát, kiểm tra của lãnh đạo Cơ quan Thuế.
Lãnh đạo Cơ quan Thuế là người ra quyết định kiểm tra thuế, đồng thời giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kiểm tra thuế từ khâu lập kế hoạch lựa chọn doanh nghiệp cần kiểm tra đến công tác tổ chức thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp và ra quyết định xử lý vi phạm doanh nghiệp. Do đó vai trị giám sát, kiểm tra của người ra quyết định kiểm tra là rất lớn.
Đội trưởng Đội kiểm tra thuộc Chi cục Thuế giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp. Nội dung giám sát, kiểm tra Đoàn kiểm tra về nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra... được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
Để việc chỉ đạo, giám sát công tác kiểm tra thuế được sâu sát, Cục trưởng Cục Thuế trực tiếp theo dõi Phòng Thanh tra – Kiểm tra thuế. Hàng tháng, Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện báo cáo tiến độ cũng như kết quả kiểm tra tại trụ sở CQT và trụ sở NNT với Lãnh đạo Cục Thuế theo quy định về chế độ báo cáo của ngành và theo yêu cầu đột xuất của Lãnh đạo Cục. Do đó, Lãnh đạo Cục thường xun nắm bắt tình hình kiểm tra thuế để có những giải pháp chỉ đạo cơng tác kiểm
tra thuế được sâu sát.
Ngoài ra, trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm tra thuế, Lãnh đạo Cục phụ trách bộ phận kiểm tra thuế luôn lắng nghe các vướng mắc của cán bộ kiểm tra thuế, cùng trao đổi, bàn bạc và chỉ đạo kịp thời trong công tác kiểm tra thuế.
* Thứ hai, giám sát thông qua công tác pháp chế thuế.
Kết quả của từng cuộc kiểm tra cịn được giám sát thơng qua việc thẩm định hồ sơ của bộ phận pháp chế thuộc Phòng Nghiệp vụ - Dự tốn - Pháp chế về tính đúng đắn, chính xác về áp dụng chính sách thuế trong quá trình kiểm tra trước khi trình Lãnh đạo Cơ quan Thuế ký quyết định ban hành.
Bộ phận kiểm tra thuế trước khi trình Lãnh đạo Cục ký ban hành các quyết định xử lý về thuế phải trình hồ sơ tới bộ phận pháp chế để rà soát lại việc áp dụng các chính sách thuế trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm tra thuế của bộ phận kiểm tra. Sau khi có ý kiến của bộ phận pháp chế, bộ phận kiểm tra thuế mới trình hồ sơ tới Lãnh đạo Cục ký ban hành các quyết định xử lý về thuế.
Tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 02 cán bộ pháp chế trực thuộc Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế. Đây cũng là các cán bộ kiêm nhiệm vừa làm công tác pháp chế, vừa làm các cơng tác khác của phịng giao.
* Thứ ba, giám sát, kiểm tra thông qua công tác kiểm tra nội bộ.
Bộ phận kiểm tra nội bộ căn cứ quy trình của Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra nội bộ đối với cán bộ thuế về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế nói chung, trong đó có liên quan đến cơng tác kiểm tra thuế.
Phịng Kiểm tra nội bộ của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn gồm 5 cán bộ, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng cơng tác kiểm tra nội bộ tồn ngành Thuế tỉnh Bắc Kạn về các mặt công tác trong ngành như: thanh tra, kiểm tra, kê khai, xử lý nợ, tài vụ, ấn chỉ,… Với số lượng cán bộ ít nên việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với bộ phận kiểm tra thuế trong công tác kiểm tra các doanh nghiệp không được thường xuyên.
kiểm tra thuế được thực hiện tương đối tốt. Nhờ công tác giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử và ý thức kỷ luật của trưởng đoàn và các thành viên đã được nâng cao; thông qua giám sát đã kịp thời có biện pháp chấn chỉnh các dấu hiệu vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Tuy nhiên công tác này còn một số tồn tại cần khắc phục:
- Một số cán bộ, công chức chưa nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Tại một số Chi cục Thuế, người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện và thiếu chủ động sáng tạo trong chỉ đạo điều hành và tháo gỡ vướng mắc khó khăn của các đồn; có khi giữa các Cơ quan Thuế còn thiếu cụ thể, thống nhất.
- Chưa có cơ chế kiểm đếm cơng việc, kiểm sốt việc hồn thành cơng việc đến hạn một cách kịp thời và cơ chế đánh giá năng suất và hiệu quả làm việc của từng vị trí: thành viên, trưởng đồn, lãnh đạo Phịng.
- Cơ chế thu thập các vấn đề vướng mắc, phương thức thảo luận các vấn đề về chính sách thuế cịn chưa thống nhất. Một số phòng, Chi cục Thuế chưa báo cáo kịp thời các nội dung vướng mắc về bộ phận đầu mối để phổ biến cho các cán bộ thanh, kiểm tra để thống nhất xử lý.
- Công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức. Thời gian qua, Cơ quan Thuế mới làm tốt việc hướng dẫn thực hiện quyết định và chưa hướng dẫn tốt cho NNT khắc phục hoặc thực hiện các công việc cần thiết khác phát sinh sau thanh tra. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện kiến nghị của Cơ quan Thuế sau thanh tra thuế cũng còn hạn chế và chưa đồng đều, khiến hiệu quả của hoạt động thanh tra thuế bị ảnh hưởng đáng kể.