Hoàn thiện kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 96)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại Cục

3.2.4. Hoàn thiện kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế

Trong thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, kỹ năng thanh tra, kiểm tra có vai trị rất quan trọng. Từ các khâu phân tích chuyên sâu đến ban hành quyết định thanh kiểm tra, thực hiện thanh, kiểm tra và xử lý sau kiểm tra đều đòi hỏi thể hiện kỹ năng của các thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra. Một số kỹ năng quan trọng nhất là nắm bắt các quy định của pháp luật về thuế, kế toán, tài chính, các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động SXKD của NNT và kỹ năng phân tích đánh giá các rủi ro trọng yếu. Việc phát triển hoàn thiện kỹ năng thanh tra, kiểm tra giúp toàn ngành Thuế lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tương đối phù hợp, tỷ lệ số doanh nghiệp có xử lý truy thu qua kiểm tra, thanh tra so với số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra đạt khá cao, giảm bớt tình trạng thanh kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Những kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra đạt được trong thời gian qua đã khẳng định việc áp dụng phương pháp kiểm tra, thanh tra theo rủi ro là đúng đắn cần tiếp tục thực hiện.

Để tiếp tục hoàn thiện, phát triển và mở rộng các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cần chú trọng vào các vấn đề sau:

- Thường xuyên tổ chức tập huấn cập nhật các nội dung đổi mới chính sách pháp luật, các quy định mới về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, các quy định mới về xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

- Lập sổ tay thanh tra, kiểm tra thuế.

- Phổ biến một số kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế trong các trường hợp có dấu hiệu vi phạm:

+ Đối với doanh nghiệp vi phạm về đăng ký nộp thuế: Phương pháp thanh tra, kiểm tra là thông qua Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp để nắm danh sách doanh nghiệp mới ra kinh doanh. Phối hợp với cơ quan pháp luật như Viện kiểm sát, Công an để tăng cường kiểm tra kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mới được thành lập đồng thời xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thật kiên quyết những vi phạm về đăng ký thuế, về trốn lậu thuế.

+ Đối với doanh nghiệp không chấp hành chế độ hóa đơn, vi phạm chế đệ hạch toán kế tốn: Thơng qua tài sản của doanh nghiệp ở ngân hàng để xác định doanh số từ đó xác định thuế. Tuy nhiên, việc Cơ quan Thuế thâm nhập vào các ngân hàng thương mại để kiểm tra số lượng tiền vào, số tiền ra làm căn cứ xác định thuế của các doanh nghiệp (không chấp hành đầy đủ chế độ hóa đơn, chế độ kế tốn) cịn đang gặp nhiều khó khăn, các Ngân hàng chưa tạo điều kiện thực sự cho cơ quan thuế kiểm tra xác định thuế đó. Do vậy, Nhà nước cần hoàn thiện những văn bản pháp quy trong lĩnh vực này để một mặt đảm bảo quyền giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác đảm bảo quyền thanh tra, kiểm tra phát hiện gian lận của cơ quan thuế.

+ Đối với thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập có gian lận hoặc vi phạm: cơ quan Thuế có thể đề xuất xây dựng tỷ lệ lãi của doanh nghiệp trên cơ sở điều tra khảo sát các doanh nghiệp khác có SXKD cùng lĩnh vực, ngành nghề, quy mô tương tự nhưng có mở sổ sách đúng quy định, lấy đó là căn cứ để xác định số thuế phải nộp.

+ Đối với doanh nghiệp tìm kẽ hở của luật để trốn thuế: Phương pháp thanh tra, kiểm tra là nắm bắt từng mặt hàng SXKD của doanh nghiệp, thời điểm phát sinh doanh số từng loại hàng hóa đơn, đối chiếu với luật thuế quy định để tính tốn xác định số thuế phải nộp.

+ Đối với đơn vị dây dưa chậm nộp thuế chiếm dụng vốn ngân sách: Phương pháp thanh tra, kiểm tra là xác định số thuế phát sinh đúng thời kỳ, thông báo thuế phải nộp kịp thời hoàn tất hồ sơ xử lý vi phạm về chậm nộp thuế một cách nghiêm minh, phối hợp với các cơ quan Công an, Viện kiểm sát để đảm bảo cho việc nộp thuế đúng thời gian quy định.

+ Đối với doanh nghiệp sử dụng các biện pháp gian lận kế toán để trốn thuế, giảm thuế thì phương pháp thanh tra, kiểm tra là:

Kiểm tra vật tư hàng hóa mua: Thơng qua các hợp đồng mua hàng để xác định giá cả, chi phí mua vật tư, đối chiếu sổ kho với sổ kế tốn, kiểm tra cơng nợ của doanh nghiệp phải trả người bán.

Kiểm tra vật tư hàng hóa sử dụng vào sản xuất hoặc xuất bán: Kiểm tra giữa hiện vật và giá trị của vật tư xuất vào sản xuất, hàng hóa vật tư tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ xem có phù hợp khơng.

Kiểm tra các chi phí sản xuất khác và chi phí giá thành sản xuất: Kiểm tra các khoản chi tiền mặt, chi bằng tiền gửi Ngân hàng xem có đúng quy định, đúng nguồn hay không.

Kiểm tra các yếu tố về khấu hao tài sản cố định, tiền lương, chi khác xem có hợp lý khơng? Đối chiếu với định mức của Nhà nước; đối chiếu với tình hình hạch tốn chi phí của doanh nghiệp có cùng sản xuất mặt hàng hoặc ngành hàng. Kiểm tra chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ có so sánh với kỳ trước để xác định tính hợp lý xem phương pháp tính có đúng quy định khơng…

Kiểm tra thành phẩm tồn kho cuối năm: So sánh với đầu năm và các năm trước, có thể kiểm kê thực tế về số lượng tồn kho từ đó xác định được giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

Kiểm tra chi phí quản lý doanh nghiệp: Kiểm tra các chứng từ gốc, phiếu chi, lệnh chi xem có hợp lý hợp pháp khơng, các số liệu ghi có chính xác khơng, chú ý các khoản chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bằng tiền khác cần thiết phải đi đối chiếu xác minh. Kiểm tra các khoản dự phịng xem có đúng quy định không.

Kiểm tra chi phí bán hàng: Tương tự kiểm tra đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, nghĩa là kiểm tra xác minh các chứng từ chi, lệnh chi để tìm ra những điều vi phạm.

Kiểm tra chi phí hoạt động khác: Đó là khâu chi phí thanh lý tài sản, tiền phạt hợp đồng, phạt do vi phạm thuế, các khoản chi phí do kế tốn nhầm lẫn… Đối với các khoản chi này cần bóc tách rõ những khoản chi, khoản nào đúng chế độ quy định, khoản nào chi sai, khoản nào chi bất thường (cao quá hoặc thấp quá). Đối chiếu số liệu phát sinh của doanh nghiệp đối với các đơn vị có quan hệ tài chính từ đó phát hiện ra các khoản chi sai không đúng. Đặc biệt quan tâm đến các khoản phát sinh ở cuối niên độ kế toán trước và đầu niên độ kế toán sau, để xác định thời gian phát sinh chi phí, tránh hiện tượng chuyển chi phí sang năm sau vì động cơ cục bộ của đơn vị.

Kiểm tra các khoản thu nhập khác: Đối với hoạt động của một doanh nghiệp thì ngồi doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cịn có các khoản thu khác, thu hùn vốn kinh doanh, thu đầu tư chứng khoán, thu giảm giá, các khoản thu tài chính khác. Do đó, thanh tra, kiểm tra phải xác định việc sử dụng các nguồn vốn kinh doanh, biên bản góp vốn kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản… để xác định số thu về đầu tư tài chính, cần thiết phải đối chiếu tiến hành xác minh. Đối với các khoản thu nhập bất thường thanh tra viên cần kiểm tra các biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý, biên bản kiểm kê, biên bản vi phạm hợp đồng đặc biệt các biên bản của hội đồng xử lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)