6. Kết cấu luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại Cục
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Kết quả công tác thuế giai đoạn 2017 - 2019 của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, trong đó cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đóng góp khơng nhỏ trong thành tích chung. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
- Chất lượng khâu lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn. Số cuộc thanh tra, kiểm tra có số thuế truy thu, truy hoàn, xử phạt vi phạm hành chính trên tổng sổ đơn vị được thanh tra kiểm tra thuế trong giai đoạn 2017-2019 còn thấp so với bình quân chung cả nước.
- Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cơ quan Thuế còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng, chất lượng chưa cao thể hiện qua số thuế phát hiện tăng thêm và số hồ sơ phát hiện sai phạm là rất thấp, chủ yếu hồ sơ kiểm tra được chấp nhận giống số NNT đã kê khai.
- Thời gian tiến hành một số cuộc thanh, kiểm tra còn kéo dài.
- Việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của NNT còn nhiều hạn chế. Các vụ án lớn về thuế, đặc biệt là các hành vi tội phạm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng chưa được làm rõ.
- Còn nhiều doanh nghiệp giải thể, sáp nhập hợp nhất, doanh nghiệp được hoàn thuế trước kiểm tra sau nhưng chưa được cơ quan thuế kiểm tra theo quy định.
- Việc thực hiện các công tác sau kiểm tra, thanh tra thuế còn chưa được chú trọng. Kết quả đôn đốc nộp số thuế truy thu, phạt vi phạm hành chính qua thanh tra, kiểm tra còn chưa cao. Năm 2019, Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn mới chỉ đôn đốc doanh nghiệp nộp được 80% số thuế truy thu và phạt qua thanh tra vào NSNN. Xử lý sau thanh kiểm tra thiếu triệt để dẫn tới sức mạnh của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế bị ảnh hưởng, thực hiện kém hiệu quả.
- Kết quả của công tác kiểm tra, giám sát quy trình thanh tra, kiểm tra thuế chưa cao thể hiện ở việc thực hiện giám sát có lúc, có nơi cịn thiếu cụ thể, thống nhất; trình tự, thủ tục giám sát chưa phù hợp; chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động giám sát dẫn đến tình trạng thời hạn một số cuộc thanh tra còn kéo dài; việc xây dựng kế hoạch thanh tra ở một số đồn cịn mang tính hình thức; việc quản lý điều hành hoạt động các đồn có lúc, có nơi chưa bám sát đề cương kế hoạch đã được phê duyệt; việc phân công giữa các thành viên trong đoàn thanh tra chưa rõ ràng, cụ thể; việc thực hiện các chế độ báo cáo tiến độ cuộc thanh tra, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra chưa kịp thời, xây dựng báo cáo, kết luận còn chậm…
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan
- Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò thanh tra, kiểm tra thuế. Bộ phận kiểm tra đang phải thực hiện quá nhiều chức năng nhiệm vụ, bộ phận thanh tra chỉ được tổ chức tại cấp Cục Thuế. Số lượng cán bộ chuyên trách thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được mức độ tăng số lượng NNT. Hiện nay, Cơ quan Thuế chưa có bộ phận kiểm tra, giám sát quy trình riêng mà sử dụng một số cán bộ có kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện kiêm nhiều nhiệm vụ. Trong khi đó, cơng tác lãnh đạo, tổ chức bộ máy của một số lãnh đạo phòng, đội thanh tra kiểm tra chưa khoa học, quyết đoán, dẫn đến việc phân bổ nguồn nhân lực chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác đào tạo kỹ năng cho các bộ thanh tra, kiểm tra thiếu tính chuyên sâu, chương trình đào tạo chưa được xây dựng một cách bài bản và thống nhất, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nâng cao cho cán bộ. Chưa có chế độ khuyến khích hiệu quả để cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tự học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn.
- Năng lực chun mơn và tính liêm chính của một bộ phận cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế còn thấp. Một số cán bộ thanh tra, kiểm tra vẫn còn yếu về kỹ năng thanh tra, kiểm tra và khả năng sử dụng các thiết bị tin học, trình độ ngoại ngữ. Thậm chí, một số khác cịn chưa nắm rõ các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế
tốn doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để phát hiện gian lận về thuế. Các hành vi vụ lợi cá nhân, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu cho NNT vẫn chưa được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ công tác quản lý của ngành nói chung và cơng tác thanh tra, kiểm tra nói riêng cịn chưa hồn thiện, dữ liệu thiếu và không kịp thời như thiếu dữ liệu bảng kê mua vào, bán ra của doanh nghiệp; thông tin, dữ liệu Báo cáo tài chính thiếu và cập nhật khơng kịp thời; các thơng tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử doanh nghiệp chưa đầy đủ, chủ yếu dựa trên thông tin nội bộ ngành, việc kết nối thông tin với bên ngồi cịn hạn chế; chậm thay đổi thông tin NNT, thông tin lạc hậu... không đúng với thực tế.
- Chưa ứng dụng thực sự có hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro vào công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế cũng như vào quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế mặc dù có ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro nhưng phần lớn vẫn cịn dựa trên cảm tính và kinh nghiệm của người làm kế hoạch. Việc sử dụng các kỹ năng phân tích để đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm tra tại trụ sở Cơ quan Thuế, tại trụ sở NNT; phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và phân tích theo các tỷ suất cịn chưa được thực hiện đúng, một phần do hạn chế từ phía trình độ của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế làm ảnh hưởng tới chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra. Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại một số các CSKD, chưa dựa trên kỹ thuật phân tích rủi ro để giảm thiểu khối lượng khi thanh tra, kiểm tra nên giảm hiệu quả và lãng phí nguồn nhân lực.
- Cơ chế phối hợp thu thập và trao đổi thơng tin giữa các phịng ban, giữa các bộ phận trong nội bộ ngành Thuế; giữa Cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng có liên quan chưa tốt.
+ Chưa có sự phối hợp tốt trong cơng tác kê khai giữa các bộ phận Kê khai và bộ phận Kiểm tra (đôn đốc doanh nghiệp nộp tờ khai, thông báo chậm nộp tờ khai, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kê khai…).
Phòng Kê khai và kế toán thuế chưa thường xuyên tham mưu để Lãnh đạo Cục chỉ đạo công tác phối hợp này nhằm đảm bảo doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ khai thuế.
Bộ phận Kiểm tra chưa thường xuyên phối hợp tốt với Bộ phận kê khai nên tình hình giám sát việc kê khai thuế nói chung tại các đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra, nhất là kê khai thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp quý, tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Phòng Kê khai và kế toán thuế chưa hồn thiện cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu, đặc biệt về Báo cáo tài chính, đối chiếu Báo cáo tài chính với Báo cáo quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp...
+ Hệ thống báo cáo mang tính chất phân tán, thiếu đồng nhất giữa các Phịng/Chi cục Thuế, chưa có một cơ sở dữ liệu về các chế độ báo cáo tập trung một đầu mối thống nhất, do vậy cùng một nội dung phải báo cáo lặp đi lặp lại nhiều lần, mất rất nhiều thời gian.
+ Chưa có cơ chế và phương pháp hữu hiệu để thu thập phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với thông tin từ các cơ quan hữu quan và đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông.
b. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Cơ quan Thuế đã nêu trên, cịn có những nguyên nhân khách quan khác liên quan đến những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, đó là:
- Về hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế:
+ Chính sách pháp luật thuế còn chưa đồng bộ và ổn định, một số quy định trong các văn bản pháp luật về các sắc thuế cụ thể còn chưa rõ ràng, minh bạch và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động thực thi pháp luật; vấn đề chuyển giá chưa được Luật hoá, thiếu cơ sở pháp lý, việc áp dụng các phương pháp tính giá theo Thơng tư số 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính là rất khó khăn; các chính sách thuế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mới như thương mại điện tử còn chưa cụ thể, chưa theo kịp các hình thái hoạt động của hoạt động thương mại điện tử...
+ Các giải pháp quản lý kinh tế, xã hội chưa được cải cách đồng bộ để hỗ trợ công tác quản lý thu thuế như: Quản lý đất đai, quản lý thanh tốn, khơng dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý đăng ký kinh doanh đã là những yếu tố bất lợi trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
+ Hệ thống chính sách thuế vẫn cịn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, cịn nhiều mức miễn giảm thuế không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.
+ Các văn bản về chế tài xử lý hóa đơn cịn chưa bắt kịp với các dạng vi phạm về sử dụng hoá đơn dẫn đến có biểu hiện nhờn luật.
+ Chưa có hệ thống định mức bình quân theo ngành nghề, hệ thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, hệ thống giá...để làm cơ sở so sánh, ấn định thuế.
+ Chưa có qui định về việc lưu trữ sổ sách kế toán, hồ sơ khai thuế dưới dạng dữ liệu (kết xuất dữ liệu từ phần mềm kế toán và các hồ sơ khai thuế điện tử) để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra thuế.
+ Thẩm quyền của Cơ quan Thuế trong thanh tra, kiểm tra thuế còn bị hạn chế. Cơ quan Thuế khơng có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của NNT khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của NNT, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng không phản ánh vào sổ sách kế toán. Cơ quan Thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Cơng an. Trong khi đó, lực lượng Cơng an khơng có đầy đủ dữ liệu, thơng tin về NNT, thiếu chuyên môn về quản lý thuế nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng và tiến độ công tác thanh tra, kiểm tra.
Hiện nay, Cơ quan Thuế chưa có một văn bản quy phạm nào hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế như: Việc lựa chọn công chức giám sát, tổ trưởng tổ giám sát; việc phối hợp xây dựng quyết định, kế hoạch giám sát, thực hiện giám sát...
Cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng NNT tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy, địi hỏi Cơ quan Thuế phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa, ứng dụng cơng nghệ thơng tin để có thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin từ NNT. Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng tin học phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế cịn chậm; khai thác thơng tin trên hệ thống quản lý thuế cịn nhiều bất cập (chương trình ứng dụng thường xuyên bị lỗi, máy tính bị hỏng nhưng thời gian sửa chữa kéo dài...).
- Nguyên nhân thuộc về ý thức tuân thủ pháp luật của NNT:
NNT chưa thực sự hiểu rõ nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Trình độ hiểu biết pháp luật chấp hành pháp luật còn thấp và ngược lại có một số đối tượng do sẵn có trình độ hiểu biết về pháp luật nên cố tình tìm mọi cách khơng đăng ký nộp thuế, kê khai sai sự thật, tìm mọi sơ hở của pháp luật Việt Nam để tránh thuế nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, NNT Việt Nam thường hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, không nắm bắt được thời cơ kinh doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh nên sử dụng đồng vốn không hiệu quả nên dẫn tới tình trạng dây dưa, trốn thuế.
Tóm lại, bên cạnh những thành tích đã đạt được, cơng tác thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sót. Do đó, trong thời gian tới, cùng với sự nỗ lực và giúp đỡ từ nhiều phía, cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn cần phải được đẩy mạnh nhiều giải pháp tích cực hơn nữa; góp phần nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng và trong cơng tác quản lý thuế nói chung.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN