Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế

1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra: là tỷ lệ phần trăm số cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện so với kế hoạch thanh tra, kiểm tra được giao hàng năm.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh

tra, kiểm tra

=

Số cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện trong năm/quý/tháng

x 100 (%) Số cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế

hoạch năm/quý/tháng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra, phản ánh hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra đặt ra với góc độ khối lượng công việc đã được thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Nếu kế hoạch thanh tra, kiểm tra xây dựng phù hợp với thực tiễn và việc thực hiện đúng thời gian và đạt yêu cầu đặt ra thì tỷ lệ hồn thành cao bước đầu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra thuế có hiệu quả. Tỷ lệ này thấp cũng có thể hiểu rằng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế không sát thực tế hoặc hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế không tốt do tiến hành quá chậm, tốn thời gian của cả Cơ quan Thuế và Người nộp thuế.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát hiện vi phạm pháp luật thuế qua thanh tra, kiểm tra, cụ thể là:

(i) Tỷ lệ số người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế so với tổng số người nộp thuế được lựa chọn thanh tra, kiểm tra.

Cách xác định:

Tỷ lệ NNT vi phạm pháp luật thuế so với tổng số NNT được

lựa chọn thanh tra, kiểm tra =

Số NNT vi phạm pháp luật thuế trong kỳ

x 100 (%) Tổng số NNT được lựa chọn

thanh tra, kiểm tra thuế trong kỳ

Ý nghĩa: Phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế trong công tác xây dựng kế hoạch có chính xác hay khơng. Tỷ lệ này đạt 100% là tốt nhất, nó chứng tỏ việc lựa chọn đối tượng thanh, kiểm tra là đúng đắn. Tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ kêt quả lập kế hoạch chưa tốt, chưa phù hợp.

(ii) Số tiền thuế truy thu bình quân một Người nộp thuế qua thanh tra, kiểm tra.

Số tiền thuế truy thu bình quân một NNT qua

thanh tra, kiểm tra.

=

Tổng số thuế truy thu được của NNT qua thanh tra, kiểm tra trong năm/quý/tháng Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã hoàn

thành trong năm/quý/tháng

Ý nghĩa: Phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra trên phương diện có xác định đúng đối tượng có gian lận lớn hay không. Số thuế truy thu bình quân cao thể hiện việc lựa chọn đối tượng để thanh, kiểm tra là tốt. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế là rất thấp.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế: (i) Thời gian bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế:

Cách xác định:

Thời gian bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế =

Tổng thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế trong năm/quý/tháng Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã hoàn

thành trong năm/quý/tháng

Ý nghĩa: Phản ánh chi phí về mặt thời gian để tổ chức thực hiện một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.

(ii) Tỷ lệ chi phí tài chính sử dụng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra so với số thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp NSNN:

Tỷ lệ CPTC sử dụng cho hoạt động thanh, kiểm tra thuế so với số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp

NSNN

=

Tổng chi phí tài chính đã sử dụng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong năm Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền

chậm nộp NSNN trong năm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiêu tốn về mặt tài chính để tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Chỉ tiêu này càng thấp thì cơng tác thanh tra, kiểm tra càng có hiệu quả cao.

Mặc dù có thể tính tốn cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh việc tính tốn các chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ được biến động của từng khâu công tác.

1.3.2. Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra mà khơng thể hoặc khó tính tốn, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xác hội, chính trị như:

Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thơng qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của NNT qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được thanh tra, kiểm tra (mức độ tái phạm).

Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các NNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt).

Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của NNT vào hoạt động kiểm tra. Có thể đánh gia qua chỉ tiêu: Tỷ lệ công chức thuế vi phạm pháp luậ trong kiểm tra; tỷ lệ công chức thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý…

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại NNT và từng nội dung kiểm tra tương ứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)