Kinh nghiệm của một số Cục Thuế về thanh tra, kiểm tra thuế đối vớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 54)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Kinh nghiệm của một số Cục Thuế về thanh tra, kiểm tra thuế đối vớ

doanh nghiệp và bài học rút ra cho Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

1.5.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp với doanh nghiệp

Lực lượng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam năm 2019 gồm 02 Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế, 01 Phòng Quản lý Hộ kinh doanh cá nhân – Thu khác và 8 Đội Kiểm tra thuế tại 4 Chi cục Thuế với tổng số cán bộ công chức là 102 cán bộ công chức/376 cán bộ công chức toàn Cục Thuế tỉnh Hà Nam. Với nhiệm vụ tập trung tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp đã được Lãnh đạo Cục chú trọng chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ liệu kê khai của đơn vị, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, đã tạo cho công tác kiểm tra thuế được thuận lợi hơn giúp cho các bộ phận kiểm tra chủ động trong việc xây dựng nhiệm vụ kiểm tra góp phần đưa cơng tác kiểm tra đi vào nề nếp, ổn định và đạt kết quả đáng khích lệ:

Tổng số hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế là 25.458 hồ sơ tăng 21% so với cùng kỳ. Số thuế điều chỉnh tăng thêm là 19,8 tỷ đồng bằng 58% so với cùng kỳ.

Tổng số hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp là 1.975 hồ sơ tăng 28% so với cùng kỳ. Số truy thu và phạt quy đổi 702 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ (trong đó số giảm lỗ là 405 tỷ đồng, số giảm khấu trừ là 32,5 tỷ đồng).

Để đạt được kết quả kiểm tra trên, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã áp dụng các giải pháp sau:

- Hoàn thiện các tiêu chí rủi ro trong công tác quản lý thuế; tăng cường ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế một cách hiệu quả vào công tác kiểm tra phân tích hồ sơ thuế lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao để đưa vào kế hoạch kiểm tra từ đầu năm trong tình hình nguồn nhân lực chưa đáp ứng với số lượng người nộp thuế ngày một tăng.

- Xây dựng các chuyên đề thanh tra, kiểm tra qua thực tế, đúc rút kinh nghiệm phổ biến trao đổi học tập, nâng cao trình độ năng lực cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra thuế.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thanh tra kiểm tra. Bổ sung lực lượng cán bộ thanh tra có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các đồn kiểm tra thơng qua việc tuân thủ các quy trình kiểm tra, luật pháp thuế.

- Cơ cấu lại lực lượng, đẩy mạnh công tác kiểm tra tại doanh nghiệp theo hướng kiểm tra theo chuyên đề; tập trung vào những chuyên đề trọng tâm, theo kế hoạch công tác năm của Lãnh đạo Cục.

- Từng công chức kiểm tra đã có ý thức trau dồi, học hỏi để nâng cao tính chuyên sâu trong phân tích hồ sơ kiểm tra, có thể mở rộng xác minh nhằm có bước chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp.

1.5.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế thành phố Hà Nội về thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

Năm 2019, Cục Thuế TP. Hà Nội triển khai nhiệm vụ kiểm tra trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo ngành và Thành phố; sự phối hợp có hiệu quả các ngành, các cấp vào cuộc; cùng với nỗ lực vượt qua khó khăn và sự tuân thủ về thuế của người nộp thuế (NNT) cũng như sự đoàn kết phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp nên đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra thuế Tổng cục đã giao.

Đạt được kết quả đó, ngay từ đầu năm 2019, Cục Thuế đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh kiểm tra, chống thất thu thuế. Với quản lý trên 100.000 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc các loại hình, ngành nghề kinh doanh, do đó các hành vi vi phạm cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong khi đó, lực lượng cán bộ cơng chức thanh tra, kiểm tra cịn thiếu; việc đổi mới trong tất cả các khâu của công tác đã giúp cho công tác kiểm tra đạt được những kết quả góp

phần không nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ của ngành. Năm 2019, Cục Thuế TP. Hà Nội đã kiểm tra 195.268 lượt hồ sơ: điều chỉnh 2.756 hồ sơ, thuế tăng là 120 tỷ đồng; đề nghị kiểm tra 3.293 hồ sơ. Hoàn thành 5.545 cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT, ban hành 4.471 quyết định: xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 925 tỷ đồng; giảm lỗ 719,6 tỷ đồng; giảm thuế đề nghị hoàn 144,6 tỷ đồng; giảm thuế khấu trừ 76,1 tỷ đồng. Kiểm tra xử lý trước hoàn 303 hồ sơ với số tiền 2.262 tỷ đồng và đã giảm hoàn là 88 tỷ đồng. Xử lý kiểm tra sau hoàn 204 quyết định, thu hồi 17 tỷ đồng, phạt vi phạm 3 tỷ đồng.

Để nâng cao chất lượng, số lượng các cuộc kiểm tra, Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hà Nội đã chỉ đạo điều hành thường xuyên, sát sao và gắn với giám sát hoạt động; đồng thời Cục Thuế đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở Cơ quan Thuế; tăng cường và chủ động trong công tác phối hợp với các cơ quan điều tra; giám sát đối với hoạt động thanh, kiểm tra thuế đã được thực hiện thống nhất tới các bộ phận; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh, kiểm tra thuế.

1.5.3. Bài học rút ra cho Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn

Từ kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2019 tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam và Cục Thuế thành phố Hà Nội có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với việc giám sát hoạt động kiểm tra.

Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ kiểm tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của doanh nghiệp theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình kiểm tra. Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục

Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.

Việc giám sát hoạt động kiểm tra cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau kiểm tra thông qua hệ thống các biểu mẫu được chuẩn hóa.

Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.

Đối với công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế được triển khai bằng phương pháp tính điểm rủi ro: Cục Thuế thành phố Hà Nội giao cho 1 Phòng Thanh tra chịu trách nhiệm đầu mối gán điểm rủi ro cho 100% các DN hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được cơng khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế tốn thuế nhằm thu thập thêm thơng tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra, kiểm tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra.

Việc xây dựng chọn đối tượng kiểm tra theo nguyên tắc phân tích, đánh giá rủi ro trong kê khai nộp thuế, trong chấp hành pháp luật thuế góp phần định hướng mục tiêu cho công tác kiểm tra, đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, chọn lọc đối tượng có trọng tâm, khách quan hơn, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo tăng cường số thu cho Ngân sách Nhà nước.

Trước khi thanh tra phải chuẩn bị đầy đủ về các văn bản pháp luật, mục tiêu trọng tâm, phương pháp thực hiện và các thông tin cần đối chiếu xác minh trước... để đảm bảo về thời gian thực hiện.

Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình khơng kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.

Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho cơng tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…

Thứ năm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra.

Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của cơng tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa cơng sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)