Mơ hình nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người lao động làm việc tại công ty cổ phần dệt may huế min (Trang 37 - 44)

Thành phần Bản chất công việc được đo lường bởi 5 biến quan sát: (1) công

việc phù hợp với trình độ chun mơn; (2) cơng việc thú vị; (3) công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân; (4) công việc tạo điều kiện cải thiện kỹ năng và kiến thức; (5) áp lực công việc.

Thành phần Lương, thưởng và phúc lợi được đo lường bởi 8 biến quan sát: (6)

tiền lương phù hợp với tính chất cơng việc; (7) tiền lương được trả đầy đủ và đúng thời hạn; (8) tiền lương tương xứng với kết quả làm việc; (9) chính sách thưởng cơng bằng và hợp lý; (10) chính sách phúc lợi rõ ràng và được thực hiện đầy đủ; (11) chính sách thưởng và phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo đến người lao động; (12) chính sách lương, thưởng, trợ cấp được công khai với người lao động; (13) người lao động đủ sống với mức thu nhập hiện tại.

I.Bản chất công việc

II.Lương, thưởng và phúc lợi

III.Cơ hội đào tạo và thăng tiến

IV.Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp

V.Điều kiện làm việc

VI.Đánh giá kết quả cơng việc

MỨC ĐỘ HÀI LỊNG CỦA NGƯỜI LAO

ĐỘNG

Thành phần Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đo lường bởi 4 biến quan sát: (14) người lao động được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp; (15) người động được tạo điều kiện và hỗ trợ khi học tập nâng cao trình độ; (16) người lao động có cơ hội thăng tiến trong cơng việc; (17) chính sách đề bạt và thăng tiến

của cơng ty công bằng.

Thành phần Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp được đo lường bởi 7 biến quan sát: (18) lãnh đạo có trình độ, năng lực và tầm nhìn; (19) lãnh đạo hịa đồng với người lao động; (20) lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của người lao động; (21) lãnh đạo ln quan tâm và đối xử công bằng với cấp dưới; (22) đồng nghiệp thân thiện; (23) các nhân viên trong công ty luôn phối hợp với nhau trong công việc; (24) các nhân viên trong công ty luôn giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống.

Thành phần Điều kiện làm việc được đo lường bởi 5 biến quan sát: (25) giờ làm việc hợp lý; (26) cơ sở vật chất nơi làm việc tốt; (27) môi trường làm việc an toàn, thoải mái; (28) người lao động được trang bị đầy đủ thiết bị lao động

phục vụ cho công việc.

Thành phần Đánh giá kết quả công việc được đo lường bởi 5 biến quan sát:

(29) việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện khách quan, khoa học, công bằng; (30) việc đánh giá được thực hiện một cách thường xuyên; (31) việc đánh giá giúp cải thiện và nâng cao năng suất của người lao động; (32) kết quả

đánh giá được thực hiện để xếp loại, xếp lương, thưởng.

Ngoài các thành phần trên thì các yếu tố liên quan đến cá nhân người lao động như giới tính, thu nhập, trình độ… cũng có sự ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động.

1.3.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu dự kiến như trên, tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu sau đây:

H1: Bản chất cơng việc được đánh giá có ảnh hưởng đến mức độ hài lịng của

người lao động.

H2: Lương, thưởng và phúc lợi được đánh giá có ảnh hưởng đến mức độ hài

lòng của người lao động.

H3: Cơ hội đào tạo và thăng tiến được đánh giá có ảnh hưởng đến mức độ hài

lòng của người lao động.

H4: Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp được đánh giá có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động.

H5: Điều kiện làm việc được đánh giá có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của

người lao động.

H6: Đánh giá kết quả cơng việc được đánh giá có ảnh hưởng đến mức độ hài

lịng của người lao động.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này luận văn đã trình bày các định nghĩa về người lao động, mức độ hài lòng chung của người lao động trong công việc, các yếu tố ảnh hưởng đến

mức độ hài lòng của người lao động cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu mức độ

hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, ngoài ra luận văn cũng đã nêu lên một số kết quả nghiên cứu trước đây về mức độ hài lòng của người lao động của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước. Đồng thời dựa trên những cơ sở lý

thuyết luận văn cũng đã đưa ra được mơ hình nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động cũng như các giả thiết nghiên cứu tương ứng với mơ hình.

Những vấn đề này chính là cơ sở khoa học có tác dụng định hướng cho nội dung nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LỊNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

2.1. Khái quát về CTCP Dệt may Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Là một trong những thành viên của Tập đồn Dệt may Việt Nam, CTCP Dệt

may Huế có tên giao dịch quốc tế là “Hue Textile Garment Joint Company” (viết tắt

là Huegatex), tọa lạc tại 122 đường Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Với hơn 30 năm xây dựng và phát triển, kể từ năm 1979 khi Hiệp định giữa Việt Nam và Hungary về việc xây dựng một nhà máy

sợi tại Việt Nam được ký kết cho đến nay, CTCP Dệt may Huế đã có một q trình

hình thành và bề dày phát triển. Có thể kể đến một số dấu mốc quan trọng như: Ngày 16/01/1988, nhà máy sợi Huế được ra quyết định thành lập bởi Bộ Cơng nghiệp nhẹ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/3/1988; Tháng

02/1994, theo Quyết định 140/CNN của Bộ Công nghiệp, nhà máy sợi tiếp nhận thêm nhà máy Dệt Huế, từ đó nhà máy sợi Huế chính thức trở thành công ty Dệt

may Huế với tên giao dịch là Hue garment company, viết tắt là Hutexco, thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex);

Năm 1996, công ty đầu tư xây dựng thêm nhà máy Dệt kim, đến cuối năm 1998, nhà máy Dệt kim được tách ra thành 2 nhà máy Dệt nhuộm và nhà máy May để thuận lợi hơn trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất. Kể từ thời điểm này, cơng ty Dệt may Huế có 4 nhà máy thành viên là nhà máy Sợi, nhà máy Dệt nhuộm, nhà máy May và xí nghiệp Cơ điện phụ trợ;

Đến năm 2001, công ty đã đầu tư xây dựng mới nhà máy Sợi Phú Bài với 50.000 cọc sợi với thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Đức và Thụy Sĩ (nhà máy này chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2002); Đồng thời, với nỗ lực phát triển tăng tốc, công ty cũng đầu tư thêm 8.000 cọc sợi cho nhà máy Sợi;

Đến tháng 5/2003, công ty đầu tư xây dựng thêm Nhà máy May II theo ký kết hợp tác sản xuất kinh doanh mặt hàng áo Jacket với Cơng ty Quinmax Đài Loan.

Từ đó, cơng ty Dệt May Huế chính thức có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng, bao gồm: Nhà máy sợi, Nhà máy Dệt nhuộm, Nhà máy May I, Nhà máy May II và Xí nghiệp cơ điện phụ trợ; Đến ngày 29/3/2005 Công ty đã ký hợp đồng cho Công ty Quinmax thuê Nhà máy May II;

Đến năm 2005, Công ty Dệt may Huế chính thức trở thành CTCP Dệt may Huế theo quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa chuyển Cơng ty Dệt may Huế thành CTCP Dệt may Huế. Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh

doanh CTCP lần đầu số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ nhất số

3300100628 ngày 21/5/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Đến ngày 29/12/2009, CTCP Dệt may Huế chính thức niêm yết trên sàn Upcom

(viết tắt của Unlisted Public Company Market: thị trường giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết). Ngày giao dịch chính thức là 21/01/2010 theo

thông báo số 15/TB-SGDCKHN của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của CTCP Dệt may Huế là sản xuất, kinh

doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng và sản phầm dệt may; Nhuộm và hoàn tất vải sợi;

Kinh doanh nguyên liệu, thiết bị thuộc ngành dệt may, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, địa ốc, khách sạn.. Sản phẩm của CTCP Dệt may Huế đã được xuất

khẩu đến nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ,

Đài Loan (đối với mặt hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha (đối với

sản phẩm sợi).. Xác định chất lượng sản phẩm ln là vấn đề sống cịn của doanh nghiệp, là uy tín, danh dự, trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi cán bộ, người lao động, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, hiện nay CTCP Dệt may

Huế đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Với những nỗ lực của

mình, CTCP Dệt may Huế cũng đã được chứng nhận về “Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc” (SA-8000) của các khách hàng lớn như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, Kohn, Valley View,… có chứng nhận

và Hiệp hội thương mại (CT – PAT). Đồng thời, với một đội ngũ cán bộ quản lý có tâm huyết, đội ngũ cơng nhân lành nghề, với tinh thần hợp tác đơi bên cùng có lợi, cơng ty ln tích cực mở rộng hợp tác với mọi đối tác bằng các hình thức liên doanh,

hợp tác kinh doanh, gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược, chính vì vậy CTCP Dệt may Huế hiện đã và đang là đối tác của nhiều thương hiệu có uy tín trên thế giới.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ - Chức năng, nhiệm vụ: - Chức năng, nhiệm vụ:

Là thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam, CTCP Dệt may Huế (Huegatex) chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc; nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may... doanh thu hàng năm

gần 1.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn 70%.

- Tầm nhìn và sứ mệnh của cơng ty:

+ Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt

Nam, cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế;

+ Sáng tạo và đa dạng sản phẩm mang tính thời trang phục vụ cho mọi tầng lớp người tiêu dùng trong và ngoài nước;

+ Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam.

Trong đó, tầm nhìn của Huegatex là: Trở thành một trong những Trung tâm Dệt May của khu vực miền Trung và của cả nước, có thiết bị hiện đại, mơi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam.

- Phương châm của công ty:

+ Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;

+ Mọi hoạt động đều hướng đến khách hàng;

+ Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của các cá nhân đóng góp, được

quyền tơn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

- Triết lý kinh doanh:

+ Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược; + Làm đúng ngay từ đầu;

+ Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm xã hội; + An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Bên cạnh Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan, CTCP Dệt may

Huế được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty được Đại hội cổ đông thông qua vào tháng 10 năm 2005. Theo đó, CTCP Dệt may Huế có bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Cụ thể, Tổng Giám đốc sẽ chỉ đạo trực tiếp sản xuất và có sự tham mưu của các Phó Tổng Giám Đốc, Giám Đốc điều hành và các phịng ban. Trong đó, ngồi Tổng Giám đốc, 03 Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối may, dệt nhuộm và nội chính, 01 Giám đốc điều hành Kỹ thuật đầu tư; 01 Giám đốc nhà máy Sợi, 01 Giám đốc chi nhánh Quảng Bình, CTCP Dệt may Huế cịn có 12 phịng ban với chức năng tham mưu và giúp việc, chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc như: phòng Nhân sự, phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu, phịng Tài chính kế tốn, phịng Quản lý chất lượng, phịng

Kinh doanh, phòng Kỹ thuật đầu tư, xí nghiệp Cơ điện, phịng Điều hành May, cửa hàng Kinh doanh giới thiệu sản phẩm, phòng Y tế, ban Đời sống và ban Bảo vệ.

Cơ cấu bộ máy của CTCP Dệt may Huế được tổ chức theo mơ hình dưới đây: ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người lao động làm việc tại công ty cổ phần dệt may huế min (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)