Mức độ hài lòng chung của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người lao động làm việc tại công ty cổ phần dệt may huế min (Trang 84)

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Sự hài lòng chung của NLĐ 194 2 5 3,90 0,627

Quan hệ với lãnh đạo và đồng

nghiệp 194 1,29 5 3,86 0,648

Lương, thưởng và phúc lợi 194 1,25 5 3,646 0,595

Bản chất công việc 194 1,4 5 3,97 0,657

Đánh giá kết quả công việc 194 1 5 3,65 0,690

Cơ hội đào tạo và thăng tiến 194 1,75 5 3,76 0,664

Điều kiện làm việc 194 1 5 3,638 0,627

Nguồn: Kết quả xửlý số liệu của tác giả

Theo bảng trên, sự hài lòng chung của người lao động là 3,90. Thông qua kết quả thống kê này chúng ta thấy rằng các nhân tố Bản chất công việc, Quan hệ với

lãnh đạo và đồng nghiệp là những nhân tốđược người lao động hài lòng ở mức độ trung bình cao nhất. Điều kiện làm việc, Lương, thưởng và phúc lợi là những nhân

tốđược người lao động hài lòng ở mức độ thấp nhất. Điều này chứng tỏngười lao

động làm việc tại CTCP Dệt may Huế nhận thấy môi trường làm việc của công ty thân thiện, đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và đời sống. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người gần gũi, quan tâm đến

người lao động. Đồng thời, bản chất công việc cũng được người lao động đánh giá

cao chứng tỏngười lao động được phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn và kỹnăng tay nghề. Chính vì vậy, đội ngũ quản lý, lãnh đạo công

ty cần quan tâm đểphát huy hơn nữa những nhân tốđược đánh giá cao và đồng thời phải chú trọng tìm cách cải thiện những vấn đề thuộc các nhóm nhân tố còn lại để góp phần nâng cao hơn nữa mức độhài lòng của người lao động đối với công ty.

2.3.6.2. Mức độ hài lòng của người lao động đối với nhân tố bản chất công việc Bảng 2.18. Mức độ hài lòng nhân tố bản chất công việc Bảng 2.18. Mức độ hài lòng nhân tố bản chất công việc

Yếu tố Trung bình Ý kiến đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý đồng ý Rất

1. Công việc phù hợp với

trình độ chuyên môn 3,91 1.03 4.12 19.59 53.61 21.65

2. Công việc thú vị 3,88 1.03 3.09 18.56 61.34 15.98

3. Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá

nhân 4,11 0.52 1.03 6.70 70.62 21.13 4. Công việc tạo điều kiện

cải thiện kỹ năng và kiến thức

4,10 0.00 0.00 8.76 72.68 18.56

Nguồn: Kết quả xửlý số liệu của tác giả

Theo bảng số liệu trên, có thể nhận thấy khi đánh giá mức độhài lòng vềnhân

tố bản chất công việc, nhìn chung các yếu tố đều được người lao động hài lòng ở

mức trung bình khá cao. Trong đó yếu tố 3.Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân được đánh giá ở mức hài lòng trung bình cao nhất với mức trung

bình là 4,11. Đồng thời, tỷ lệngười lao động được hỏi hài lòng với yếu tố này cũng có tỷ lệ rất cao (70,62% hài lòng và 21,13% rất hài lòng) cho thấy việc phân công và bốtrí công việc cho người lao động trong công ty là tương đối hợp lý và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Người lao động được bố trí công

việc mà họ cảm thấy thú vị, yêu thích giúp cho người lao động có thể sử dụng tối đa năng lực của mình trong thực hiện công việc.

2.3.6.3. Mức độ hài lòng của người lao động đối với nhân tố lương, thưởng và phúc lợi phúc lợi

Bảng 2.19. Mức độ hài lòng nhân tố lương, thưởng và phúc lợi

Yếu tố Trung bình Ý kiến đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý

6. Tiền lương phù hợp với

tính chất công việc 3,64 0.52 4.12 29.38 62.37 3.61

7. Tiền lương được trả đầy đủ

và đúng thời hạn 3,63 0.00 1.55 37.11 58.25 3.09

8. Tiền lương tương xứng với

kết quả làm việc 3,61 0.52 1.03 39.18 55.67 3.61

9. Chính sách thưởng công

bằng và hợp lý 3,69 0.52 1.03 30.41 64.95 3.09

10. Chính sách phúc lợi rõ ràng và được thực hiện đầy đủ

3,68 0.00 2.06 32.47 60.82 4.64

11. Chính sách thưởng và phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo đến người lao động

3,64 0.52 2.06 33.51 59.28 4.64

12. Chính sách lương, thưởng, trợ cấp được công khai với người lao động

3,69 0.52 1.03 30.93 64.43 3.09

13. Người lao động đủ sống

với mức thu nhập hiện tại 3,59 0.52 1.03 40.21 55.67 2.58

Nguồn: Kết quả xửlý số liệu của tác giả

Theo bảng số liệu trên, có thể nhận thấy đối với nhân tốlương, thưởng và phúc

lợi mức độ hài lòng của người lao động đối với yếu tố 9. Chính sách thưởng công

bằng và hợp lý và 12. Chính sách lương, thưởng, trợ cấp được công khai với người lao động được người lao động hài lòng ở mức trung bình cao nhất với mức trung

bình là 3,69. Qua đó cho thấy chính sách về lương, thưởng cho người lao động mà công ty đang áp dụng được người lao động đánh giá cao và hợp lý. Tuy nhiên, với

yếu tố 13.Người lao động đủ sống với mức thu nhập hiện tại được người lao động

đánh giá ở mức thấp nhất 3,59. Điều này cho thấy với mức thu nhập hiện tại, người

lao động vẫn cảm thấy còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy người lao động vẫn mong muốn có thể nâng cao hơn nữa thu nhập, để tạo thêm động lực làm việc cho

người lao động, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, từđó góp phần

thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

2.3.6.4. Mức độ hài lòng của người lao động đối với nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến thăng tiến

Bảng 2.20. Mức độ hài lòng nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến

Yếu tố Trung bình Ý kiến đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý

14. Người lao động được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp

3,63 0.00 7.22 26.80 61.86 4.12

15. Người lao động được tạo điều kiện và hỗ trợ khi học tập nâng cao trình độ

3,72 0.52 5.67 21.13 67.01 5.67

16. Người lao động có cơ hội

thăng tiến trong công việc 3,84 0.00 4.64 16.49 69.59 9.28 17. Chính sách đề bạt và thăng

tiến của công ty công bằng. 3,86 0.00 2.58 21.13 63.92 12.37

Nguồn: Kết quả xửlý số liệu của tác giả

Đối với nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến, mức độ hài lòng trung bình cao

nhất là yếu tố 16.Người lao động có cơ hội thăng tiến trong công việc với mức

3,84. Điều đó cho thấy tất cả người lao động đều có cơ hội để thăng tiến và phát

triển nghề nghiệp. Trong thực tế, công ty cũng đã thực hiện việc đề bạt và thăng

tiến này khá hiệu quả, khi tạo được nguồn lực tại chỗ để bốtrí, đề bạt vào các vị

trí lãnh đạo, quản lý, tạo động lực cho người lao động làm việc và muốn gắn bó lâu dài với công ty. Bên cạnh đó, yếu tố 14. Người lao động được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp lại được người lao động đánh giá với mức

độ thấp nhất là 3,63. Điều này đòi hỏi công ty cần quan tâm hơn đến vấn đề này. Không chỉ đào tạo người lao động tại chỗ, mà còn tạo điều kiện cho người lao động được đi đào tạo ở các đơn vị khác, để nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như năng lực quản lý, kỹ năng tay nghề.. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty.

2.3.6.5. Mức độ hài lòng của người lao động đối với nhân tố quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp đạo và đồng nghiệp

Bảng 2.21. Mức độ hài lòng nhân tố quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp

Yếu tố Trung bình Ý kiến đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 18. Lãnh đạo có trình độ, năng lực và tầm nhìn 3,92 0.00 1.03 18.04 69.07 11.86

19. Lãnh đạo hòa đồng với

người lao động 3,98 0.52 0.52 14.43 69.07 15.46

20. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của người lao động

3,71 0.52 9.79 15.98 65.46 8.25

21. Lãnh đạo luôn quan tâm và đối xử công bằng với cấp dưới

3,73 0.52 5.67 21.65 64.43 7.73

22. Đồng nghiệp thân thiện 3,87 0.00 1.55 20.10 68.04 10.31

23. Các nhân viên trong công ty luôn phối hợp với nhau trong công việc

3,88 0.52 2.06 17.53 69.07 10.82

24. Các nhân viên trong công ty luôn giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống

3,96 1.55 1.55 8.76 75.26 12.89

Nguồn: Kết quả xửlý số liệu của tác giả

Theo bảng trên, nhận thấy rằng trong nhóm nhân tố lãnh đạo và đồng nghiệp, yếu tố 24.Các nhân viên trong công ty luôn giúp đỡ nhau trong công việc và trong

cuộc sống, 19. Lãnh đạo hòa đồng với người lao động được người lao động đánh giá ở mức trung bình cao nhất lần lượt là 3,96 và 3,98. Điều này cho thấy môi trường làm việc trong công ty khá thân thiện, gần gũi khi các nhân viên có mối quan hệ với nhau rất tốt, và lãnh đạo khá hòa đồng với nhân viên. Thông qua đó góp phần tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện, tạo động lực cho người lao

động làm việc và gắn bó với công ty, với đồng nghiệp. Tuy nhiên yếu tố20. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của người lao động và 21. Lãnh đạo luôn quan tâm và đối xử công bằng với cấp dưới lại là hai yếu tố được người lao động đánh giá với mức độ thấp nhất lần lượt là 3,71 và 3,73. Điều này cho thấy, lãnh đạo công ty cần biết lắng nghe và ghi nhận ý kiến đóng góp của cấp dưới hơn. Thông qua đó,người lao động sẽ khiến cho người lao động tận tâm và làm việc vì công ty nhiều

hơn khi cảm thấy luôn được sựquan tâm và lắng nghe của lãnh đạo.

2.3.6.6. Mức độ hài lòng của người lao động đối với nhân tố điều kiện làm việc Bảng 2.22. Mức độ hài lòng nhân tố điều kiện làm việc Bảng 2.22. Mức độ hài lòng nhân tố điều kiện làm việc

Yếu tố Trung bình Ý kiến đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 26. Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt 3,67 1.03 1.55 31.96 60.31 5.15

27. Môi trường làm việc

an toàn, thoải mái 3,58 0.52 1.55 39.69 55.67 2.58 28. Người lao động được

trang bị đầy đủ thiết bị lao động phục vụ cho công việc.

3,65 0.52 4.12 29.38 61.86 4.12

Đối với nhân tốđiều kiện làm việc của công ty, người lao động hài lòng nhất với yếu tố 26.Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt ở mức 3,67 và mức độ hài lòng thấp nhất 3,58 là yếu tố 27.Môi trường làm việc an toàn, thoải mái. Thông qua đó, có

thể nhận thấy rằng tuy cơ sở vật chất đã được công ty quan tâm, đầu tư, tuy nhiên người lao động cho rằng công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo ra một môi trường lao động an toàn hơn cho đểngười lao động. Bởi lẽ với môi trường làm việc tại công ty, người lao động thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bụi vải.. gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

2.3.6.7. Mức độ hài lòng của người lao động đối với nhân tố đánh giá kết quả công việc công việc

Bảng 2.23. Mức độ hài lòng nhân tố đánh giá kết quả công việc

Yếu tố Trung bình Ý kiến đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

29. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện khách quan, khoa học, công bằng

3,64 1.55 4.12 28.35 60.82 5.15

30. Việc đánh giá được thực hiện một cách thường xuyên

3,63 1.55 2.06 32.47 59.79 4.12

31. Việc đánh giá giúp cải thiện và nâng cao năng suất của người lao động

3,64 1.55 2.06 32.47 58.76 5.15

32. Kết quả đánh giá được thực hiện để xếp loại, xếp lương, thưởng

3,69 1.55 3.61 23.71 66.49 4.64

Nguồn: Kết quả xửlý số liệu của tác giả

Trong nhóm nhân tố đánh giá kết quả công việc thì yếu tố 32.Kết quả đánh giá được thực hiện để xếp loại, xếp lương, thưởng được người lao động hài lòng ở mức trung bình cao nhất là 3,69. Điều này chứng tỏ việc thực hiện đánh giá kết

quả công việc đối với người lao động của công ty là một việc đúng đắn và việc sử dụng kết quả đánh giá đểtính lương thưởng cho người lao động là hết sức hợp

lý. Tạo động lực cho người lao động phấn đấu hết mình cho công việc, tin tưởng sựđánh giá của bộmáy lãnh đạo công ty và luôn nỗ lực để hoàn thành công việc

được giao. Thông qua đó, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, yếu tố 30.Việc đánh giá được thực hiện một cách thường xuyên lại

được người lao động hài lòng ở mức trung bình chung thấp nhât là 3,63. Chứng tỏ công ty cần phải có kế hoạch thực hiện việc đánh giá kết quả công việc một cách thường xuyên, liên tục hơn nữa để góp phần thúc đẩy hơn nữa hiệu quả làm việc của người lao động trong công ty.

2.4. Đánh giá chung

Tóm tắt chương 2 – Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động làm việc tại CTCP Dệt may Huếđã tiến hành các công việc sau:

- Phần mô tảcơ cấu mẫu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu theo giới tính, thời gian làm việc, bộ phận làm việc, trình độchuyên môn, thu nhập. Phần này cho thấy sự phù hợp giữa cơ cấu mẫu so với cơ cấu người lao động làm

việc tại CTCP Dệt may Huế.

- Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo các yếu tố xuất hiện trong mô hình bằng kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân

tốkhám phá EFA.

+ Kết quảCronbach’s Alpha của các yếu tố đều thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,8 và hệ sốtương quan biến tổng lớn hơn 0,3.

+ Kết quảphân tích nhân tố EFA đưa ra mô hình về sự hài lòng của người lao

động làm việc tại CTCP Dệt may Huếlà tổ hợp của các thành phần “Bản chất công

việc”, “Lương, thưởng và phúc lợi”, “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”, “Quan hệ với

lãnh đạo và đồng nghiệp”, “Điều kiện làm việc”, “Đánh giá kết quảcông việc”. Mô hình ban đầ ồm 6 nhân tố trên, sau khi tiến hành xoay nhân tố thì tấ ả các biế

đều được giữ lại vì đều có hệ số tải nhân tố >0,5. Mô hình điều chỉnh vẫn gồm 6

nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1. Tổng phương sai rút trích đạt 67,993% cho biết 6

nhân tốnày sẽ giải thích được 67,993% biến thiên của dữ liệu.

- Kết quả hồi quy với phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS bằng phương pháp đưa vào một lượt được sử dụng cho thấy cả 6 yếu tốđưa ra đều

ảnh hưởng đến mức độhài lòng của người lao động làm việc tại CTCP Dệt may Huế. - Kết quả kiểm định One Sample T-Test cho thấy mức độ hài lòng của người

lao động đối với từng nhân tố cũng như sự hài lòng chung là trên mức trung lập.

Trong đó mức độ hài lòng chung đối với Công ty là 3,90, mức độ hài lòng với yếu tố “Bản chất công việc” là 3,97, với yếu tố “Lương, thưởng và phúc lợi” là 3,646,

với yếu tố“Cơ hội đào tạo và thăng tiến” là 3,76, với yếu tố“Quan hệ với lãnh đạo

và đồng nghiệp” là 3,86, với yếu tố “Điều kiện làm việc” là 3,638, và với yếu tố “Đánh giá kết quảcông việc” là 3,65.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người lao động làm việc tại công ty cổ phần dệt may huế min (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)