Giải thưởng Kovalevskaia

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 86 - 91)

VI. Lĩnh vực công nghệ vật liệu

3 Dây chuyền sản xuất gạch không nung ximăng cốt liệu

6.4. Giải thưởng Kovalevskaia

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2015 được trao cho hai nhà khoa học nữ là PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên Trưởng phịng Cơng nghệ sinh học Môi trường, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế.

PGS. TS. Đặng Thị Cẩm Hà là người đã hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hơn 20 năm nay. Trong khoảng thời gian đó, bà đã chủ nhiệm gần 30 đề tài, dự án, nhánh đề tài các cấp, cơng bố hơn 160 cơng trình khoa học cơng nghệ trong và ngồi nước. Trong đó cơng trình nghiên cứu về cơng nghệ làm sạch dầu ô nhiễm ở các môi trường sinh thái khác nhau bằng công nghệ phân hủy sinh học (bioremediation) là một trong số những cơng trình lớn mà bà cùng với các học trị và đồng nghiệp đầu tư nhiều cơng sức.

Chuỗi cơng trình nghiên cứu xử lý đất ơ nhiễm chất diệt cỏ/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại các điểm nóng Đà Nẵng và Biên Hịa bằng cơng nghệ phân hủy sinh học đã được thực hiện trong 10 năm. Hiện nay, chưa có một cơng bố nào trên thế giới về khử độc đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin có hiệu quả bằng cơng nghệ sinh học và thực hiện ở hiện trường qui mô lớn như ở Việt Nam.

TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo đã có nhiều kết quả nghiên cứu tiêu biểu có giá trị ứng dụng cao và hiệu quả tốt trong công tác cứu chữa người bệnh như “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh tại các khoa hồi sức cấp cứu”, “Ghép gan trên người cho gan sống và người hiến tạng chết não”; “Ứng dụng lọc máu hiện đại điều trị bệnh lý cấp cứu” và “Ghép thận trên người hiến tạng tim ngừng đập”…

TS. BS. Phạm Thị Ngọc Thảo đã có hơn 40 bài báo nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Y học thực hành, Y học Việt Nam.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mơ hình tăng trưởng dàn trải, dựa vào tài nguyên và lao động giá rẻ đã khơng cịn phù hợp và cần được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phát triển đất nước nhanh và bền vững, đồng thời cũng phải sẵn sàng ứng phó với những thách thức mới trong tương lai như biến đổi khí hậu, già hóa dân số... Để giải quyết những thách thức này, khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành động lực của phát triển KT-XH.

Khoa học và công nghệ Việt Nam đã chuyển mình theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cùng với Luật Khoa học và công nghệ sửa đổi năm 2013, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và mới đây là Đề án Tái cơ cấu ngành Khoa học và Công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế, nhằm nâng cao năng lực KH&CN nội sinh; nâng cao chất lượng tăng trưởng; năng suất lao động; năng lực cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Phát triển KH&CN trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tập trung vào 5 nội dung: i) Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động; ii) Tập trung các nguồn lực để triển khai các định hướng phát triển KH&CN chủ yếu; iii) Tiếp tục nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia; iv) Phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN và các hoạt động dịch vụ KH&CN; v) Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN.

Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ sau 5 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả nhất định. Tiềm lực KH&CN quốc gia được tăng cường với các hoạt động đổi mới và năng lực của hệ thống tổ chức KH&CN được quan tâm triển khai. Đến hết năm 2015, cả nước có trên 3.000 tổ chức (khơng bao gồm các trường đại học, học viện và trường cao đẳng) đăng ký hoạt động KH&CN, trong đó trên 1400 tổ chức công lập và gần 1.600 tổ chức ngồi cơng lập. Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030(50) đã được triển khai xây dựng nhằm giảm bớt sự cồng kềnh về số lượng, sự manh mún, phức tạp về quy mô, cơ cấu tổ chức và sự trùng lặp về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức KH&CN cơng lập, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho các tổ chức KH&CN cơng lập.

Cả nước hiện có gần 165 nghìn người tham gia hoạt động NC&PT (trong đó có gần 130 nghìn cán bộ nghiên cứu), chủ yếu làm việc trong các tổ chức KH&CN nhà nước (gần 85%). Số nhân lực NC&PT nằm chủ yếu ở khu vực trường đại học (với 74.217 người, chiếm tỷ lệ 45% trên tổng nhân lực NC&PT) và các tổ chức NC&PT (37.481 người, chiếm 23%). So sánh tỷ lệ bình quân cán bộ nghiên cứu trên một vạn dân của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cho thấy, tỷ lệ bình quân cán bộ nghiên cứu trên vạn dân của EU cao gấp 5 lần, Hoa Kỳ gấp 6 lần, Liên bang Nga gấp 4,5 lần, Hàn Quốc gấp 9,4 lần, Nhật Bản gấp 7,6 lần, Trung Quốc gấp 1,6 lần. Trong khu vực ASEAN, bình quân cán bộ nghiên cứu trên vạn dân của Singapo gấp 9,8 lần, Malaysia gấp 2,6 lần của Việt Nam.

Đầu tư từ NSNN cho KH&CN năm 2015 đạt khoảng 17.390 tỷ đồng, bằng 1,52% tổng chi NSNN và 0,41% GDP, tăng mạnh so với năm trước. Tỷ lệ chi cho KH&CN trong chi NSNN đã tăng trở lại sau nhiều năm giảm liên tục từ 1,85% năm 2006 xuống 1,36% năm 2014. Đầu tư cho KH&CN của khu vực doanh nghiệp đã tăng đáng kể, năm 2013, tỷ trọng chi cho NC&PT của khu vực doanh nghiệp chiếm hơn 40% tổng

(50)

chi quốc gia cho NC&PT. Tổng đầu tư toàn xã hội cho KH&CN hiện đạt khoảng 0,87% GDP, còn thấp so với mục tiêu chiến lược là 1,5%.

Chi bình quân theo cán bộ nghiên cứu quy đổi tương đương toàn thời gian (FTE) năm 2013 của Việt Nam là 217 triệu đồng (28.498 USD theo sức mua tương đương - USD ppp). So sánh với một số quốc gia khác cho thấy, nếu đầu tư xã hội cho một cán bộ nghiên cứu của Việt Nam là 1 thì con số này của 28 quốc gia EU là 7,3, Hoa Kỳ (2012) là 12,1, Nhật Bản là 8,6, Singapo là 8,4, Trung Quốc là 7,9, Hàn Quốc là 7,4, Malaysia là 5,1, Thái Lan là 3,4 và của Liên bang Nga là 2,9.

Tổng số cơng bố các cơng trình có tác giả người Việt Nam trên các tạp chí KH&CN thế giới (trong CSDL Web of Science) giai đoạn 2011 - 2015 là 11.953 bài báo. Năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam đã có số cơng bố khoa học vượt ngưỡng 3.000 bài/năm và đạt đến 3.137 bài (tăng 13,7% so với năm trước đó) và gấp gần hai lần so với năm đầu tiên của giai đoạn.

Thị trường KH&CN phát triển thuận lợi với nhu cầu trao đổi, mua bán công nghệ trong xã hội và doanh nghiệp ngày càng gia tăng, trung gian môi giới công nghệ được mở rộng, hành lang pháp lý vận hành thị trường được bổ sung, hoàn thiện với các quy định mới về thành lập tổ chức trung gian, định giá tài sản trí tuệ, giao quyền sở hữu kết quả KH&CN cho cơ quan chủ trì, phân chia lợi ích sau thương mại hóa... Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. “Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng sẽ giúp nhanh chóng biến các ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống.

Hệ thống bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam có bước tiến tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, chủ động thích ứng với sức ép của tự do hóa thương mại và hội nhập toàn cầu. Việc tham gia đàm phán về SHTT trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương của Việt Nam, đặc biệt là TPP và EVFTA, đã nỗ lực tối đa để bảo vệ lợi ích

quốc gia, quyền và lợi ích của các chủ thể trong nước để có được các lợi ích lớn hơn cho phát triển kinh tế đất nước.

Khoa học và cơng nghệ đã có đóng góp quan trọng, thiết thực phục vụ phát triển KT-XH bền vững và hội nhập quốc tế. Trong khoa học tự nhiên, Việt Nam đã có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực KH&CN đa ngành mới như vũ trụ, y sinh, nano, hạt nhân. Một số lĩnh vực có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết đạt thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Khoa học xã hội và nhân văn đã kịp thời cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển đất nước, hoàn thiện pháp luật, tạo tiền đề cho đổi mới tư duy kinh tế, khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo tồn các hệ giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong cơng nghiệp và dịch vụ, lực lượng KH&CN trong nước đã có khả năng thiết kế, chế tạo thành công nhiều công nghệ, thiết bị nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế; có năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao trong một số ngành thiết yếu như điện, điện tử, dầu khí, đóng tàu, xây dựng, y tế, cơng nghệ thơng tin và truyền thông. Việc tăng cường ứng dụng KH&CN cũng góp phần khơng nhỏ trong phát triển nơng thơn mới, các vùng KT-XH, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế và tiềm năng của các địa phương, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Trong những năm vừa qua, khoa học và cơng nghệ đã có những đổi mới, đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với các nước phát triển và các nước hàng đầu khu vực, tiềm lực và trình độ KH&CN Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa. Do đó, trong bối cảnh KH&CN thế giới phát triển hết sức nhanh chóng như hiện nay, ngành KH&CN nước ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, tiếp tục đổi mới và đặc biệt rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và của toàn xã hội để KH&CN khẳng định vai trò động lực và nền tảng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.

Phụ lục 1

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)