Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 46 - 55)

(1) Lĩnh vực cơ khí

Hệ thống cổng trục chân què 350 tấn, cẩu trục gian máy 1.120 tấn do Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung, Ninh Bình thiết kế chế tạo và đưa vào sử dụng góp phần rút ngắn tiến độ thi cơng cơng trình và tăng hiệu quả kinh tế.

Cổng trục chân què 350 tấn (một chân gối lên mặt đập và một chân đặt ở cốt 0) được sử dụng cho việc lắp các cánh van đập tràn, cửa nhận nước, cửa chắn rác của cơng trình; Cẩu trục gian máy 1.120 tấn, được chế tạo sử dụng lắp đặt các rôto của tuốcbin phát điện, đây là thiết bị nâng hạ lớn nhất từ trước đến nay. Các hệ thống thiết bị này được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại Cơng trình Thủy điện Sơn La, tháng 5/2009 đã góp phần giải quyết bài tốn khó về kỹ thuật thi cơng, góp phần rút ngắn tiến độ thi cơng cơng trình này từ 1 - 2 năm. Thành cơng này đã mang lại hiệu quả KT-XH rất lớn, đó là: (i) Tăng hiệu quả kinh tế lên hàng nghìn tỉ đồng do sớm đưa cơng trình vào vận hành; (ii) Chủ động hoàn toàn trong việc cung cấp thiết bị trong nước, với tỷ lệ nội địa hóa cao trên 90%, tiết kiệm ngoại tệ (nhập khẩu cẩu trục gian máy 1.120 tấn giá của châu Âu khoảng 20 triệu USD, giá của Trung Quốc khoảng 15 triệu USD, trong khi giá trị do Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung chế tạo là 10 triệu USD); (iii) Mở ra triển vọng chế tạo thiết bị nâng hạ cho các

cơng trình khác như Thủy điện Lai Châu, tiến tới tham gia xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, khẳng định năng lực thương hiệu của sản phẩm nâng hạ Việt Nam.

(2) Lĩnh vực năng lượng

Hợp tác, liên kết với các nước phát triển như Nhật Bản, Liên bang Nga để thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, lắp đặt, vận hành hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) có chất lượng tương đương với tiêu chuẩn của châu Âu, có khả năng tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị cho các dự án nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam và xuất khẩu như: 02 ESP công suất 1,8 triệu m3/h cho Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, 1 cơng suất 2x300MW; 04 ESP công suất 1,5 triệu m3/h cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, 1 công suất tổ máy 2x600 MW; 02 ESP công suất 450.000 Nm3/h và 40.000 Nm3/h xuất khẩu cho Dự án Nhà máy Luyện kim Myanma. Việc nghiên cứu, chế tạo thành công lọc bụi tĩnh điện đã nâng được tỷ lệ nội địa hóa từ 76% lên 94% về khối lượng và từ 65,18% lên 79,6% về giá trị (kể cả giá trị lắp đặt), hoặc từ 50% lên 64% về giá trị (không kể giá trị lắp đặt).

Lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam (Tổng công ty Thiết bị điện Đơng Anh) hồn tồn làm chủ công nghệ chế tạo và chế tạo thành công máy biến áp công suất lớn tới 250 MVA ở cấp điện áp cao tới 220 kV đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 60076, hoạt động ổn định, được thị trường trong nước chấp nhận, dần thay thế sản phẩm nhập ngoại và mở ra khả năng đấu thầu quốc tế cho sản phẩm này. Việc chế tạo thành công máy biến áp 220 kV - 250 kVA, đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 60076 tạo tiền đề về đào tạo con người, chuẩn bị cơ sở vật chất cho bước tiếp theo là sửa chữa và dần dần tiến tới chế tạo máy biến áp công suất lớn ở cấp điện áp 500 kV đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 60076. Những đóng góp của KH&CN đã góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu của Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, từ 600 tỷ (năm 2011), 700 tỷ (năm 2012) lên 1.000 tỷ (năm 2013); thu nhập bình quân của người lao động tăng.

Bước đầu chế tạo và thử nghiệm thành công sản phẩm côngtơ điện tử đa chức năng (côngtơ thông minh) 1 pha và 3 pha, với tính năng đo đếm 2 chiều, đo đếm điện năng theo nhiều biểu giá, chức năng khảo sát

biểu đồ phụ tải và thu thập chỉ số điện năng từ xa qua hệ thống tần số vô tuyến RF (Radio Frequency) và hệ thống thông tin di động GSM, đáp ứng được nhu cầu phát triển lưới điện thông minh của Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Sản phẩm hồn thiện sẽ giúp thay thế các cơngtơ cơ khí (chủ yếu sử dụng trên các lưới điện Việt Nam hiện nay), điều này sẽ giảm được đáng kể tổn hao công suất không tải của các cơngtơ trên tồn hệ thống điện. Bên cạnh đó, việc thu thập chỉ số điện năng thông qua hệ thống RF và hệ thống thông tin di động GSM cũng giúp giảm được chi phí nhân công cho ngành điện lực, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Sản phẩm sẽ thay thế các sản phẩm nhập khẩu cùng loại, giúp tiết kiệm đáng kể nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Công ty cổ phần Chế tạo bơm Hải Dương đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công máy bơm công suất lớn (công suất N = 900 kW, cột áp H = 360 m nước) phục vụ thoát nước trong khai thác mỏ với chất lượng tốt hơn so với máy bơm cùng loại của Trung Quốc đang sử dụng, giá thành rẻ hơn từ 10 - 20%. Hiện nay, máy bơm công suất lớn này đang được áp dụng tại Mỏ than Mông Dương.

(3) Lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Các nghiên cứu của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam bước đầu đã có những kết quả tư vấn cho Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc lựa chọn cơng nghệ lị hạt nhân cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2...

Năm 2015, đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình vận hành đến tính chất của nhiên liệu và vỏ thanh nhiên liệu trong lò phản ứng VVER-1000” do Cục Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEA) chủ trì thực hiện đã biên soạn được các bộ tài liệu về “các hiện tượng lý - hóa - cơ - nhiệt - bức xạ ảnh hưởng đến nhiên liệu và vỏ thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân tại các điều kiện vận hành bình thường và khi có sự cố” và bộ tài liệu về “tính tốn và phân tích an tồn nhiên liệu trong lò phản ứng VVER-1200” phục vụ nghiên cứu, đào tạo nhân lực điện hạt nhân và thẩm định báo cáo phân tích an tồn nhà máy điện hạt nhân.

Thơng qua Đề tài: “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thiết bị chụp cắt lớp điện toán ứng dụng trong cơng nghiệp dầu khí ở Việt Nam” do Trung tâm ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong cơng nghiệp (CANTI) chủ trì thực hiện đã chế tạo được thiết bị chụp cắt lớp điện tốn cơng nghiệp đầu tiên phù hợp với điều kiện Việt Nam có cấu hình lai ghép 3 thế hệ (trên thế giới hiện nay cũng chưa có nhiều thiết bị tương tự có khả năng sử dụng ngoài hiện trường như thiết bị này), đồng thời xây dựng phần mềm tái tạo hình ảnh chụp cắt lớp với nhiều thuật tốn tái tạo hình ảnh. Việc nắm bắt được thuật tốn, làm chủ được cách thức lập trình phù hợp với thiết bị là cơ sở để nghiên cứu phát triển các thế hệ thiết bị tiếp theo.

Nghiên cứu sản xuất thành cơng thuốc phóng xạ 99mTc - kháng thể dùng trong chụp hình miễn dịch phóng xạ chẩn đoán bệnh viêm tủy xương và nhiễm trùng. Hoàn thành việc triển khai thực hiện các nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng thuốc phóng xạ 99mTc - kháng thể trên chuột và thỏ. Kết quả nghiên cứu đã sẵn sàng chuyển giao cho một số bệnh viện lớn trong nước để triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân.

Sản xuất được thuốc phóng xạ đánh dấu 177Lu với EDTMP (EDTMP-177Lu) dùng để giảm đau di căn ung thư xương và 99mTc với Sesta MIBI (99mTc-SectaMIBI) dùng để chẩn đoán bằng phương pháp hiện hình (hệ tim mạch và vú). Hiện nay, hai sản phẩm này đã hoàn thành và được nghiên cứu ghi hình trên động vật chuột và thỏ, kết quả đã được gửi tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện 175, Bộ Quốc phòng để thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tình nguyện.

Đã chế tạo được sản phẩm β-glucan, chế phẩm oligo-β-glucan dùng kích kháng bệnh, sử dụng an tồn cho cây trồng và vật ni để sản xuất nơng phẩm có năng suất và chất lượng cao.

Sản xuất sản phẩm keo nano vàng, bạc và vàng nano dạng bột, kem kháng khuẩn chứa bạc nano có thể ứng dụng sản suất sơn kháng khuẩn, dầu gối đầu, kem dưỡng da… phục vụ ngành y tế, công nghiệp thực

phẩm, công nghiệp sắc đẹp, chống lão hóa, đang là nhu cầu cần thiết của xã hội (hiện đang phải nhập khẩu hoàn toàn).

(4) Lĩnh vực hóa chất - dầu khí - cơng nghiệp hàng tiêu dùng

Nghiên cứu trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí có một số kết quả nổi bật như: thiết kế tối ưu 17.000 km địa chấn 2D trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam phục vụ nghiên cứu cơ bản và thiết kế thu hồi dầu khí cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền bờ biển Việt Nam; Xây dựng các phương pháp và chương trình tính tốn để phân chia sản phẩm dầu cho các giếng khai thác đồng thời nhiều tầng sản phẩm hoặc phân chia sản phẩm giữa các giếng để mang lại hiệu quả cao; Cải tiến hồn thiện hệ hóa phẩm bơm ép nâng cao hệ số thu hồi dầu cho các đối tượng lục nguyên Mỏ Bạch Hổ và bơm ép thành cơng 250 tấn hóa phẩm mang lại hiệu quả thu hồi dầu cao.

(5) Lĩnh vực cơng nghệ cơng trình dầu khí

Tiếp tục triển khai nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 120 m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần vào mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa qua các dự án của Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí nói riêng và ngành Chế tạo giàn khoan dầu khí của Việt Nam nói chung. Hiện nay dự án đầu tư đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05, thực hiện cùng Dự án khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia giàn khoan dầu khí di động (giai đoạn 1) đang được Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) thực hiện đúng tiến độ.

(6) Lĩnh vực hóa học

Kết quả của đề tài “Phát triển công nghệ sản xuất dung môi sinh học”, do Phịng thí nghiệm trọng điểm Cơng nghệ lọc, hóa dầu thực hiện, đã được đăng ký độc quyền sáng chế tại 04 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm châu Âu, Hoa Kỳ, Việt Nam và Braxin với tỷ lệ quyền lợi và nghĩa vụ giữa Pháp và Việt Nam là 50 - 50%. Hiện tại, đối tác Pháp đã đứng đại diện cho hai bên chuyển nhượng được quyền khai thác sáng chế này cho đối tác công nghiệp của Pháp (thu được phí khai thác sáng chế là 45.000 Euro cộng thêm 3%/năm doanh thu bán sản phẩm tại các quốc gia đã được đăng ký bản quyền trong vòng 20 năm). Đặc biệt, chính doanh

nghiệp Pháp mua bản quyền đã ký hợp đồng với nhóm tác giả sáng chế để hợp tác ươm tạo công nghệ, chuẩn bị cho việc triển khai ở quy mô công nghiệp.

(7) Lĩnh vực xây dựng

Lĩnh vực công nghệ xây dựng đã có nhiều đổi mới. Năm 2015, ngành Xây dựng đã khẳng định làm chủ nhiều công nghệ trong thiết kế, thi công nhà cao tầng, các cơng trình giao thơng, thủy lợi, các cơng trình cơng nghiệp có quy mơ lớn và các cơng trình đặc biệt khác. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ đã được thực hiện đạt kết quả tốt trong các lĩnh vực nền móng, trắc địa cơng trình; gia cố nền đất yếu, cọc, hố đào; cơng trình ngầm, độ nghiêng nhà siêu cao tầng; công nghệ thi công kết cấu nhịp lớn; ứng suất trước kết cấu bêtơng cốt thép; phịng chống cháy, động đất, gió bão cho nhà và cơng trình; cơng nghệ thi cơng bêtơng mặt đường, bêtơng khí, bêtơng đầm lăn; bêtơng và vữa đặc biệt, nghiên cứu bêtông cốt sợi thép siêu mảnh sử dụng cho các kết cấu thành vỏ mỏng, nghiên cứu giải pháp kết cấu sàn ô cờ bêtông cốt thép sử dụng tấm bêtông chưng áp ACC và cốt sợi thủy tinh.

Các kết quả trong lĩnh vực công nghệ xây dựng đã trực tiếp hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị xây lắp chiếm tỷ trọng lớn khoảng 37,5% tổng giá trị với hàng ngàn cơng trình, dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: năng lượng, nhà ở, đô thị, hạ tầng giao thơng và hạ tầng đơ thị. Trong đó, tiêu biểu là các cơng trình thủy điện và thủy lợi quy mô lớn như Thủy điện Lai Châu với việc làm chủ công nghệ thi công bêtông đầm lăn của Tổng công ty Sông Đà, Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nhiệt điện Thái Bình 2, Lọc dầu Nghi Sơn... góp phần quan trọng vào việc phát triển KT-XH của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng.

Lĩnh vực vật liệu xây dựng có tỷ trọng lớn về đổi mới công nghệ, cơ bản đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu một phần. Một số sản phẩm đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Với chất lượng đạt yêu cầu và giá phù hợp, các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất ở trong

nước đã chiếm lĩnh được một phần thị trường xây dựng, 41,2% tổng giá trị kinh doanh chung. Trong năm 2015, lĩnh vực vật liệu xây dựng đã có những tiến bộ đáng kể, sản xuất được hơn 70 triệu tấn ximăng và clanke, 23 tỷ viên gạch các loại, 438 triệu m2 gạch ốp lát các loại, 13 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, hơn 7 triệu tấn thép, 109 triệu m2 kính xây dựng...

Các sản phẩm vật liệu xây dựng áp dụng KH&CN mới tạo dựng được thương hiệu và chất lượng trong nước và quốc tế. Điển hình là sản phẩm sứ vệ sinh chất lượng cao đã được sử dụng tại một số cơng trình trọng điểm quốc gia như tòa nhà Quốc hội. Kính tiết kiệm năng lượng low-e, gạch bêtông nhẹ AAC được nghiên cứu phát triển, lắp đặt dây chuyền sản xuất tại Tổng công ty Viglacera. Bêtơng nhẹ, cường độ cao được hồn thiện nghiên cứu đã mở ra công nghệ chế tạo kết cấu bêtông thành mỏng và nhiều kết cấu xây dựng khác giúp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao khả năng chịu lực và giảm giá thành xây dựng. Nghiên cứu ứng dụng thanh polyme cốt sợi thủy tinh (GFRP) chống ăn mịn, dùng cho các cơng trình biển đảo.

Cùng với việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chiến lược tăng trưởng xanh, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các đối tác, tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ như Tổ chức Tài chính Quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (IFC – WB), Chính phủ Đan Mạch, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai các cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Công tác thiết kế và xây dựng đã có chuyển dịch theo hướng tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, gió, cây xanh, mặt nước, tái sử dụng nước sinh hoạt, tiết kiệm năng lượng nhân tạo và tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm các chất ô nhiễm thải vào môi trường, từ lúc cơng trình xây dựng, trong suốt q trình vận hành cho đến khi phá dỡ. Một số cơng trình đã được áp dụng khoa học công nghệ trong việc thiết kế hiệu quả năng lượng như cơng trình Chung cư The Brigdeview E-Home 5 tại TP. Hồ Chí Minh đã sử dụng kính tiết kiệm năng lượng, điều khiển đèn, cách nhiệt, thiết bị tiết kiệm nước và gạch bêtơng khí chưng áp AAC cho tường bên trong và bên ngồi nhà; Tịa nhà văn phòng tại Đà Nẵng sử dụng pin năng lượng mặt trời, hệ thống thu hồi nhiệt thải và kính cản bức xạ nhằm tiết kiệm năng lượng;

Khách sạn La Thành - Hà Nội sử dụng thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời và bơm nhiệt, kính đơn có hiệu suất cao đạt quy chuẩn (SHGC

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)