biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển” (KC.09/11-15)
(1) Về pháp lý chủ quyền lãnh hải: Các kết quả nghiên cứu đã
chứng minh một cách khoa học về biên giới biển Việt Nam phục vụ cho quản lý, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Mở rộng hướng nghiên cứu về pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của Việt Nam. Đã xây dựng bộ dữ liệu về luận cứ khoa học tự nhiên, khoa học pháp lý dựa trên nền Công ước Luật quốc tế về biển phục vụ cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
(2) Về địa chất biển: Bước đầu nghiên cứu đã định hướng sâu vào
cấu trúc của các vùng biển đặc thù và các bể trầm tích có tiềm năng dầu khí thuộc thềm lục địa Việt Nam. Các kết quả điều tra, nghiên cứu đến năm 2015 đã chứng minh sự kéo dài liên tục của thềm lục địa Việt Nam cùng với các cấu trúc trầm tích có tính lục địa tại các vùng biển Việt Nam và vùng biển thuộc tài phán của Việt Nam. Ngồi cơng tác tuyên truyền chung về chủ quyền biển đảo Việt Nam, Chương trình KC.09/11-15 với tư cách là một chương trình nghiên cứu xây dựng các cơ sở khoa học cho các lĩnh vực khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý biển đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, các đề tài đã đi vào chiều sâu nội dung nghiên cứu.
(3) Về cơng trình biển: Tuy mới là kết quả ban đầu, nhưng các
nghiên cứu đã thành công trong việc xác định được các điều kiện thích hợp để mở luồng tiếp cận vào các đảo trong hệ thống đảo Trường Sa. Các thí nghiệm về vật liệu đã được kiểm nghiệm trong phịng thí nghiệm, trên hiện trường và nay đang kiến nghị để đưa vào xây dựng các cơng trình ngầm tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu khác về xây dựng mơ hình khai thác các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, về địa chất cơng trình trên các đảo san hơ và đảo nổi là cơ sở khoa học phục vụ việc khai thác, quản lý các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
(4) Về khai thác nguồn lợi: Kết quả ban đầu đã đưa ra dự báo được
nguồn lợi biển tập trung như mơ hình dự báo cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam đã được cộng đồng ngư dân đánh bắt hải sản đánh giá cao. Kết quả nghiên cứu về quy hoạch không gian biển đảo đã mở ra hướng khai thác có tính chun mơn hóa các vùng không gian biển đảo liên kết với dải ven bờ, các vùng nước chồng lấn với các quốc gia khác. Từ kinh nghiệm các kết quả quy hoạch không gian biển đảo của các nước láng giềng như Inđônêsia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... cho thấy quy hoạch không gian biển đảo vùng biển Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như Chiến lược biển Việt Nam đến 2020.