Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực” (KC.06/11-15)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 112 - 115)

vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực” (KC.06/11-15)

Tính đến tháng 12/2015, Chương trình KC.06/11-15 đã triển khai 47 đề tài, dự án bám sát mục tiêu, nội dung và tiến độ của Chương trình. Hầu hết các đề tài, dự án tập trung vào việc làm chủ được các công nghệ then chốt và giải pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

(1) Về trồng trọt: Các đề tài chọn tạo giống lúa thuần và lúa lai có

năng suất chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện bất thuận của mơi trường trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, đã thu thập đánh giá được trên 3.000 mẫu giống địa phương và nhập nội, xác định được các gen kháng bạc lá, rầy nâu, đạo ôn và chịu mặn, các gen có mùi thơm, gen quy định chất lượng hạt gạo, các gen quy định số hạt trên bông, gen quy định năng suất, gen chín sớm… để tạo ra nhiều tổ hợp lai ba dịng có năng suất cao 8 - 9 tấn/ha/vụ, các giống lúa thuần thơm, chất lượng cao, năng suất 6 - 7 tấn/ha/vụ, các giống siêu năng suất 9 - 10 tấn/ha/vụ. Các đề tài này đã gửi 09 giống lúa đi khảo nghiệm giống quốc

gia để đưa vào sản xuất trong thời gian tới (09 giống lúa đó là: 04 giống lúa lai ba dòng Nam ưu 1331, Nam ưu 1328, Nam ưu 1334, Nam ưu 1344; 02 giống lúa thuần chất lượng cao: OM121 và OM326; 03 giống lúa thuần siêu năng suất: GL201, GL202, NPT3). 09 giống lúa này tỏ ra rất triển vọng sau 02 vụ vừa qua, có thể đưa ra sản xuất trong thời gian tới.

- Các đề tài, dự án về cây ngô và cây đậu tương cũng tạo ra các giống, các tổ hợp ngơ lai có năng suất 8 - 9 tấn/ha/vụ, hồn thiện quy trình sản xuất giống và thâm canh tăng năng suất ngô và đậu tương phục vụ cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm việc nhập khẩu ngô và đậu tương từ nước ngồi, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Các đề tài, dự án về cây công nghiệp như chè, cà phê, hồ tiêu, cao su căn bản hoàn thành được các mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ nano trong chế tạo phân bón hữu cơ cao cấp, cơng nghệ tạo giống và phịng trừ tổng hợp cho cây cà phê tái canh, cây chè, cây hồ tiêu, cây cao su, để phát triển tốt trên các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Kết quả các đề tài, dự án về sản xuất các chế phẩm sinh học AH1, AH2, NH1, NH2 và phịng trừ tổng hợp đã góp phần phát triển cây cà phê và hồ tiêu một cách bền vững, tạo được sản phẩm an tồn thực phẩm góp phần cạnh tranh và giữ vững thương hiệu 02 mặt hàng này của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các đề tài, dự án về thâm canh chè và chế biến chè theo công nghệ mới cũng đã có những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển ngành chè và bảo đảm sự cạnh tranh của một số loại chè Việt Nam.

- Ngoài cây lương thực và cây cơng nghiệp, Chương trình KC.06/11-15 cịn có các đề tài, dự án đề cập đến việc phát triển nấm ăn và nấm dược liệu, cũng như một số cây ăn quả truyền thống của Việt Nam như chuối, bưởi, thanh long, cam, quýt. Các đề tài, dự án này đã làm chủ được công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của thế giới là tạo giống nấm và nhân giống nấm dạng dịch thể, đưa công suất tăng 2 - 3 lần và giảm thời gian tạo giống nấm và nhân giống nấm gần 20 ngày. Công nghệ này đã được chuyển giao cho Công ty Xuất Nhập khẩu Mây tre đan Ngọc Động - Phủ Lý - Hà Nam phát triển các giống nấm ăn cao cấp phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; Đã gửi khảo nghiệm 04 giống thanh long và

cam quýt không hạt (Thanh long: TL4, TL5; cam không hạt GL3-2; quýt không hạt GL3-3); Đã hồn thiện được quy trình nhân giống và trồng các giống chuối tiêu hồng năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; Đã nhân và hồn thiện được quy trình canh tác các giống cam bản địa, ít hạt phục vụ sản xuất ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

(2) Về lĩnh vực thủy sản: Những kết quả nổi bật nhất gồm có hồn

thành cơng nghệ ni vỗ thành thục cá tầm bố mẹ, tỷ lệ cá nuôi vỗ thành thục cao từ 27 - 40%, cá bố mẹ sau khi qua đông nhân tạo đã thành thục sinh dục, tiêm kích dục tố tỷ lệ cá cái rụng trứng đạt 71%, tỷ lệ cá đực tiết tinh là 50%, tỷ lệ trứng thụ tinh 30 - 50%, tỷ lệ nở của trứng 50 - 70%; Đã hoàn thành công nghệ sản xuất giống cá song vua (Epinephelus lanceolatus), cá song vua giống đủ tiêu chuẩn 6 - 8 cm được một số công ty, các hộ dân ni thử nghiệm phát triển tốt; Đã hồn thiện cơng nghệ ni cá chình hoa

(Anguilla marmorata) thương phẩm tuần hồn khép kín, tỷ lệ sống 80%, năng suất 50 kg/m3, cỡ cá thu hoạch 2 kg/con, công suất 30 tấn/năm phù hợp với điều kiện Việt Nam và đang được ứng dụng rộng rãi tại Sóc Trăng và Bạc Liêu; Đã hồn thành cơng nghệ và thiết kế cải tiến tàu sử dụng lưới vây mạn (TG92467TS) sang sử dụng lưới vây đuôi và bộ bản vẽ thiết kế cải tiến mẫu lưới vây thả mạn sang mẫu lưới vây cá ngừ thả đuôi phục vụ cho việc đánh bắt cá ngừ đại dương đạt hiệu quả cao. Kết quả này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, cần nhân rộng phục vụ công nghệ đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân.

(3) Về dược liệu: Đã thu được kết quả rất đáng khích lệ, cụ thể: Đã

hồn thiện các quy trình cơng nghệ sản xuất viên nang Crila® forte với cơng suất tối thiểu 500.000 viên/mẻ và đã sản xuất được 2.000.000 viên nang đạt tiêu chuẩn xuất xưởng. Viên Crila® forte có hàm lượng alcaloid > 2,5 mg đạt theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam IV. Sản phẩm đạt hiệu quả điều trị cao và có giá thành phù hợp với bệnh nhân nghèo trong nước và tạo việc làm cho người lao động.

(4) Về lĩnh vực công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng: Tuy số

lượng các đề tài, dự án thuộc Chương trình chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng kết quả đạt được trong lĩnh vực này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao như: chế tạo thành công và đưa ra thị trường 550 thiết bị giám sát hành

trình CRIAT-iBOX và phần mềm quản lý thiết bị giám sát hành trình trên nền web: iboxnav.com.vn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình ơ tơ QCVN 31:2011/BGTVT, giúp đơn vị quản lý phương tiện như: quản lý cung đường chạy, số kilômét hoạt động, tiêu hao nhiên liệu, thông tin cho lái xe những yêu cầu từ trung tâm điều hành. Kết quả này cũng góp phần vào việc làm giảm tai nạn giao thông của Việt Nam trong thời gian tới; Đã chế tạo thành công máy biến áp 220 kV đạt tiêu chuẩn IEC 60076, đang trong quá trình kiểm tra các thông số kỹ thuật lần cuối, tạo ra sản phẩm mới phục vụ việc phát triển KT-XH của đất nước.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)