Khoa học xã hội và nhân văn

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 29 - 37)

(1) Nghiên cứu phát triển lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần phục vụ quá trình hoạch định, hồn thiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Mục tiêu

Hình thành 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới năm 2015; 60 tổ chức năm 2020, đủ năng lực giải quyết những vấn đề trọng yếu quốc gia đặt ra đối với KH&CN.

Triển khai các nghiên cứu nhằm góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI và XII của Đảng, các vấn đề cấp bách đặt ra đối với đất nước, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã triển khai nghiên cứu định hướng chính trị cho sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, tập trung vào các vấn đề lớn như: Vai trò cầm quyền của Đảng, giá trị và ý nghĩa thời sự của chủ nghĩa Mác - Lênin; Vấn đề về thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền; Dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế pháp lý thực thi dân chủ trực tiếp trong Nhà nước pháp quyền XHCN; Vấn đề thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế; Vấn đề hoàn thiện thể chế pháp lý kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Kết quả của các cơng trình nghiên cứu, với các báo cáo chuyên đề về tình hình kinh tế, xã hội, dân tộc, tơn giáo và quốc tế là cơ sở để Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều giải pháp thiết thực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, đảm bảo an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 - 2015 nói chung và trong năm 2015 nói riêng, các nhiệm vụ nghiên cứu lý luận được xác định là trọng tâm nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về khoa học chính trị, khoa học hành chính, khoa học tổ chức và khoa học lãnh đạo, khẳng định tính đúng đắn và giá trị của các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Bảo vệ, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; Tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Đặc biệt, trong năm 2015, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Trung ương giao “Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công cuộc đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam”. Thông qua kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này, Học viện đã đưa ra những đề xuất, giải pháp phục vụ sự nghiệp

phát triển lý luận của Đảng và tham gia vào việc chuẩn bị dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XII.

Kết quả và những đóng góp khoa học của các nhiệm vụ nghiên cứu về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam gồm có: (i) Hệ thống những luận cứ khoa học làm rõ về bản chất, đặc trưng của mơ hình CNXH mà nước ta đã lựa chọn, về vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế trị trường định hướng XHCN, về vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền và đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…; (ii) Góp phần tổng kết những vấn đề lý luận - thực tiễn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nêu bật những bài học kinh nghiệm cho cơng cuộc đổi mới hiện nay; hồn thiện chính sách phát triển đất nước trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại với tầm nhìn đến năm 2030; (iii) Nghiên cứu những mặt được, hạn chế của hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta và đề xuất kiến nghị giải quyết. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng giúp Đảng và Nhà nước rà sốt, bổ sung, hồn thiện hệ thống chủ trương, chính sách. Các cơng trình tiêu biểu, như: Bảo đảm và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI: vấn đề và giải pháp; Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra...; (iv) Đóng góp trực tiếp vào hoạt động nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị thơng qua việc xây dựng các báo cáo khoa học trong các đợt sinh hoạt chính trị.

(2) Nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế

Các nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020 đã được thực hiện, như: Nghiên cứu về tái cấu trúc đầu tư công trong khuôn khổ đổi mới mơ hình tăng trưởng của Việt Nam; Nghiên cứu về phát triển cụm các ngành công nghiệp ở

Việt Nam trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh mới; Nghiên cứu về tư duy mới cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới; Các nghiên cứu về thể chế kinh tế vùng ở Việt Nam; Nghiên cứu thể chế quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Việt Nam, an ninh tài chính - tiền tệ của Việt Nam. Đây là những trọng tâm đặt ra trong các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Các kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Ban Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới cũng như Tiểu ban Văn kiện Đại hội XII nghiên cứu đưa vào Dự thảo văn kiện.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu đánh giá các hình thức khu kinh tế ở Việt Nam và đề xuất mơ hình khả thi, vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước Việt Nam để gia nhập và cạnh tranh có hiệu quả trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Các kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những luận cứ mới, nhất là làm rõ hơn nội hàm định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường.

Kết quả nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường đưa ra được những tiêu chí định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường; đề xuất được những quan điểm, giải pháp mới cho giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030.

(3) Nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội

Những vấn đề xã hội trong tình hình mới được các nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu kỹ và có những điểm mới về quản lý phát triển xã hội; định hướng, hồn thiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta trong điều kiện mới. Vấn đề liên minh giai cấp, vấn đề tôn giáo, dân tộc được nghiên cứu và kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số vấn đề mới.

Các vấn đề đang được xã hội quan tâm như: niềm tin xã hội, từ thiện xã hội, an sinh xã hội, vốn xã hội, các vấn đề gia đình, sử dụng mạng xã hội và các vấn đề ở nông thôn (như bỏ ruộng, những tác động của quản lý đất đai đến các bất bình đẳng về mức sống của nông dân, vấn đề học tập của trẻ em trong các biến động gia đình ở nơng thơn hiện nay, việc đảm bảo sinh kế bền vững cho nông dân); Các vấn đề của nhóm người yếu thế như người khuyết tật, người cao tuổi, các vấn đề của đô thị, các vấn đề bức xúc trong xã hội như vấn đề "bạo hành gia đình", "vơ cảm",… cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu của các viện nghiên cứu chuyên ngành đã được cơng bố trên các tạp chí quốc tế.

(4) Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa

Năm 2015, hoạt động nghiên cứu về văn hóa theo hướng liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra: Nghiên cứu về khảo cổ học và lịch sử, dân tộc và tơn giáo, văn hóa và con người, văn học, ngơn ngữ và Hán Nơm. Từ góc độ dân tộc học, các nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề biến đổi sinh kế, biến đổi văn hóa của các tộc người, đặc biệt là vấn đề quan hệ tộc người với cộng đồng dân tộc - quốc gia ở Việt Nam với nhiều động thái phức tạp của bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Từ góc độ văn hóa học, các nghiên cứu đã quan tâm đến sự biến đổi văn hóa ở nơng thơn như sự biến đổi văn hóa truyền thống, sự thay đổi các quan niệm về giá trị; Các vấn đề của đời sống văn hóa đương đại như mạng lưới chợ, sự phục hồi truyền thống trong các lễ hội, sự biến đổi của các hình thức tín ngưỡng. Đặc biệt, những vấn đề nóng trong xã hội Việt Nam thời hội nhập như “phong trào xã hội của người đồng tính”, vấn đề giới trong hoạt động tín ngưỡng cũng được đề cập.

Bên cạnh một số cơng trình có tầm vóc lớn đã hoàn thành, các nghiên cứu sử học của năm 2015 đã tập trung nghiên cứu về nông thôn các vùng, miền Việt Nam; trong năm 2015, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao trong việc thực hiện Đề án nghiên cứu cấp quốc gia "Lý luận văn nghệ ở Việt Nam - Thực tiễn và định hướng phát triển" nhằm tổng kết tồn diện q trình hình thành và phát triển của thực tiễn

lý luận văn nghệ ở Việt Nam, đặc biệt là lý luận văn nghệ từ đầu thế kỷ XX đến nay; Đánh giá thành tựu, hạn chế và đề xuất những vấn đề đặt ra trong thực tiễn lý luận văn học nghệ thuật ở Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại; Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở dữ liệu, xây dựng luận cứ khoa học và định hướng phát triển lý luận văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu Đề án là các bản báo cáo kiến nghị, trình Ban Bí thư và Bộ Chính trị, nội dung đề xuất để giúp Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách văn nghệ nhằm mục tiêu xây dựng nền văn nghệ hiện nay và tương lai có tính hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong các nghiên cứu cấp Bộ về vấn đề trường phái, tác giả, tác phẩm văn học, đã triển khai các nghiên cứu mới như: “văn học nữ quyền”, các nghiên cứu ngơn ngữ học, trong đó các nghiên cứu cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đã tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội như ngôn ngữ các bản Hiến pháp, ngôn ngữ học của người khuyết tật, ngôn ngữ dân tộc thiểu số, ngôn ngữ biển hiệu, ngôn ngữ mạng...

Các nghiên cứu Hán Nôm học tiếp tục công việc sưu tầm kho tàng tài liệu Hán Nôm ở các địa phương trong cả nước, đồng thời đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc từ góc độ văn bản Hán Nôm như: vấn đề bang giao, vấn đề khẳng định quyền chủ quyền trên các vùng biển đảo. Các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu và trưng bày được thực hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản đã góp phần nâng cao uy tín của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bảo tàng ln là địa chỉ văn hóa hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đồng thời là điểm sinh hoạt cộng đồng lý tưởng trong các lễ hội cổ truyền. Công tác biên soạn những bộ sách lớn trong lĩnh vực khoa học nhân văn phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy cũng được hết sức coi trọng và triển khai đúng tiến độ.

Những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nhân văn trong giai đoạn vừa qua đã tiếp tục góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực cho phát triển đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

(5) Nghiên cứu về quốc tế và khu vực

Các nghiên cứu về quốc tế và khu vực học triển khai trong giai đoạn 2011 - 2015 nói chung, năm 2015 nói riêng, được tập trung đi sâu nghiên cứu giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của bối cảnh quốc tế và khu vực; Phân tích dự báo các xu hướng phát triển chủ yếu của cục diện chính trị thế giới và trật tự kinh tế thế giới trong giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các nghiên cứu những vấn đề quốc tế mới là hệ lụy tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu như: Về mơ hình phát triển kinh tế, về mơ hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, vấn đề nợ cơng và việc điều chỉnh chính sách phát triển của các quốc gia; Nghiên cứu về những biến đổi trong nền chính trị và kinh tế thế giới như tương quan quyền lực của các nước lớn, các xu hướng phát triển của nền tài chính - tiền tệ tồn cầu, vị thế và vai trò của các nước lớn trong trật tự thế giới, sự hình thành những cộng đồng quốc tế mới và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và Nga và những tác động đối với thế giới, khu vực và Việt Nam; Nghiên cứu làm rõ quan điểm và đối sách của các quốc gia, các vùng lãnh thổ đối với các vấn đề chính trị, an ninh khu vực, biến đổi xã hội, về gia tăng quyền lực mềm, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề an ninh lương thực, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề cộng đồng ASEAN...; Nghiên cứu những vấn đề mang tính thời sự, những diễn biến nổi bật trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới như: cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đơng hậu “Mùa xn Ả rập”, chính sách xoay trục trở lại châu Á của Mỹ và tác động của nó đối với cục diện thế giới, khu vực, tương quan quyền lực Mỹ - Trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển thị trường tài chính - tiền tệ, vấn đề nợ cơng, đồng thời chỉ ra những tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam; Nghiên cứu, luận giải đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á, Trung Quốc, ASEAN trong giải quyết các vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2015 - 2020, nhất là về chính trị - an ninh, sự gia tăng quyền lực mềm, sự thay đổi mơ hình tăng

trưởng và đẩy mạnh hội nhập, sự biến đổi xã hội, biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường ở các nước trong khu vực; Nghiên cứu các vấn đề cụ thể ở từng quốc gia, khu vực có liên quan đến việc chia sẻ kinh nghiệm điều chỉnh chính sách cũng như nhằm thúc đẩy xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược với Việt Nam như sự hình thành Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề đặt ra khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động, về hợp tác tiểu vùng Mekong, các vấn đề an ninh truyền

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)