Chương trình “Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ” (KX.06/11-15)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 132 - 136)

khoa học và cơng nghệ” (KX.06/11-15)

Chương trình đã xây dựng cơ sở dữ liệu KH&CN quốc tế trên kinh nghiệm khảo sát quốc tế về xây dựng và phát triển CSDL KH&CN, từ đó đề xuất khung cấu trúc và tiêu chí dữ liệu của bộ CSDL KH&CN quốc tế; Khung cấu trúc và tiêu chí dữ liệu đã được tham khảo ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng CSDL quốc gia về khoa học và công nghệ

tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Kết quả nghiên cứu về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật đã được tham khảo trong quá trình xây dựng Nghị định số 11/2014-NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thơng tin KH&CN (đã ban hành) và Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý CSDL quốc gia về KH&CN.

Xây dựng khung lý thuyết và phân tích năng lực hội nhập quốc tế về KH&CN nói chung và với các quốc gia ASEAN nói riêng, bao gồm các khái niệm về hội nhập quốc tế về KH&CN và hai nhóm tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam ở cấp vi mô và vĩ mơ. Dựa trên các tiêu chí đó, đánh giá năng lực hội nhập quốc tế về KH&CN của các nước thành viên ASEAN và đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cường năng lực hội nhập về KH&CN với các nước ASEAN của Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ đã sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc xây dựng và hoàn thiện Báo cáo Phát triển thiên niên kỷ (MDG) 2015 theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xác định các ưu tiên cơng nghiệp và đề xuất chính sách nhằm thu hút chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển như: Giảm dần sự lệ thuộc vào nhập khẩu công nghệ, thiết bị từ Trung Quốc, hình thành liên minh với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Mỹ; Cơ cấu lại hệ thống nghiên cứu, hướng đến các nghiên cứu công nghệ trong cơng nghiệp; Cụ thể hóa chủ trương thu hút nhân lực trình độ cao ở nước ngồi; Hồn thiện các cơng cụ chính sách khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp phát triển công nghệ. Kết quả nghiên cứu cung cấp luận cứ cho việc xây dựng Đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam- Hàn Quốc (V-KIST), Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, Đề án xây dựng Nghị định về đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn tồn cầu hóa KH&CN, quốc tế hóa KH&CN và hợp tác quốc tế về KH&CN, xu thế phát triển KH&CN, những thế mạnh về KH&CN một số quốc gia làm cơ sở xây dựng kiến

nghị lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, đối tác ưu tiên để thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN đến năm 2020.

Hệ thống hóa các khái niệm công cụ đặc biệt là tập trung làm rõ khái niệm hệ thống khoa học, cơng nghệ và đổi mới/sáng tạo (STI); Phân tích chính sách và thực trạng hệ thống STI của một số khu vực và quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Đánh giá được thực trạng và vai trò của hệ thống STI của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế về KH&CN; Đưa ra một số khuyến nghị mang tính chất định hướng về chính sách để phát triển hệ thống STI ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm nội dung giảng dạy trong Chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý KH&CN của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cụ thể là 3 môn học: Quản lý đổi mới, Quản lý nghiên cứu và phát triển, Hội nhập quốc tế về KH&CN và đưa vào giảng dạy trong Chương trình thạc sĩ quản lý Khoa học, Công nghệ và Đổi mới của Viện RPI, Đại học Lund, Thụy Điển.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hội nhập và hợp tác quốc tế về KH&CN; Phân tích, luận giải những xu hướng phát triển chủ yếu thế giới của hội nhập quốc tế về KH&CN trong bối cảnh tồn cầu hóa về KH&CN; Làm rõ vai trị, tác động và đóng góp của KH&CN đến sự phát triển của một số quốc gia chủ yếu; Đánh giá khách quan thực trạng phát triển KH&CN, thực trạng các chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam; Đề xuất những luận cứ khoa học xây dựng những nội dung cơ bản của chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN của nước ta đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN trong bối cảnh hội nhập trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam với Liên bang Nga, Belarus và Kazakhstan.

Phân tích các khái niệm liên quan đến nhân lực KH&CN đặc biệt là chính sách KH&CN; Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về

phát triển nguồn nhân lực KH&CN để chủ động tham gia các tổ chức quốc tế; Nghiên cứu vai trò của các tổ chức quốc tế và tầm quan trọng của việc tham gia các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên; Đánh giá hiện trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN; Phân tích chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế và đề xuất một số định hướng chính sách.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Nghiên cứu thể chế tiêu chuẩn hóa và hệ thống TBT của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc và tác động của TBT đối với công nghiệp xuất khẩu nước ta, thực trạng tổ chức mạng lưới TBT, nhận thức về TBT của các doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam; Đề xuất định hướng, giải pháp hồn thiện hoạt động, chính sách, cơ chế, thể chế về TBT ở nước ta.

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hiệu quả quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam về KH&CN, hệ thống thể chế hành chính nhà nước, năng lực quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN; Nghiên cứu thách thức trong quản lý nhà nước và yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.

Các kết quả được chuyển giao đến Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… phục vụ cơng tác hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách phát triển hội nhập KH&CN quốc tế.

Phụ lục 3

TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Số tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và cơng nghệ tính đến 2015.

Loại tổ chức Số lượng

Cơ quan cấp đăng ký Bộ Khoa học và Công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ Tổ chức công lập 1.410 789 621 Tổ chức ngồi cơng lập 1.597 736 861 Tổng 3.007 1.525 1.482 Ghi chú:

- Tổ chức KH&CN đăng ký hoạt động bao gồm: tổ chức NC&PT, tổ chức dịch vụ KH&CN (bao gồm các trường đại học, học viện theo quy định của Luật Khoa vụ KH&CN (bao gồm các trường đại học, học viện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và Nghị định 08/2014/NĐ-CP);

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)