Chương trình “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học” (KC.04/11-15)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 109 - 112)

học” (KC.04/11-15)

Chương trình KC.04/11-15 đã bám sát nhiệm vụ “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học” cùng với các Bộ, ngành liên quan xây dựng được những đề tài nghiên cứu phát triển công nghệ gen, enzym - protein, tạo được quy trình cơng nghệ, vật liệu, sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại phục vụ phát triển KT-XH.

(1) Các sản phẩm phục vụ nông nghiệp: (i) Bộ giống khoai tây

thích hợp cho chế biến sạch bệnh và khoai thương phẩm cho năng suất cao, giảm chi phí nhập khẩu giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn 10 TCN 316-2003. Bộ giống này được triển khai ở nhiều địa phương do đạt chất lượng cho chế biến như hàm lượng đường khử < 0,05%, hàm lượng chất khô > 20%, hàm lượng tinh bột > 18%. Hiện nay, bộ giống đã và đang chuyển giao cho nhiều tỉnh trong nước và Bộ Nghiên cứu và Công nghệ và Đại học Inđônêsia. (ii) Bộ chủng giống vi sinh vật có khả năng cố định nitơ, ức chế được một số nấm và vi khuẩn gây bệnh. Bộ chủng giống được sử dụng để sản xuất phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotri với quy mô áp dụng 150 tấn. Sản phẩm được phép kinh doanh và

sử dụng ở Việt Nam khắc phục tình trạng đất bạc màu cằn cỗi. (iii) Nhân giống 40.000 cây cà phê chè (Arabica) bằng công nghệ bioreactor, trồng thử nghiệm ở ĐăkLăk, Lâm Đồng. (iv) Các văcxin phòng các bệnh virus trong chăn ni (bệnh cịi cọc ở lợn con, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, bệnh sài sốt chó), thủy sản (virus gây bệnh đốm trắng ở tôm, bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú) đảm bảo hiệu lực gây đáp ứng miễn dịch tốt.

(2) Các sản phẩm phục vụ y tế có khả năng thay thế sản phẩm nhập ngoại: (i) 11 bộ kit sử dụng chẩn đoán ung thư, điều trị đích, sàng lọc và

chẩn đoán các bệnh di truyền (các bệnh ung thư gan, phổi, vú, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, lơxêmi kinh dòng hạt; bệnh do đột biến ty thể; bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne; các bệnh lý di truyền liên kết giới tính); (ii) 08 loại protein, kháng thể đơn dòng tái tổ hợp được sản xuất thử nghiệm phục vụ y dược (kháng thể kháng độc tố SEB; các protein IL-2, IL-12, enzyme LK có tiềm năng phát triển thành thuốc); (iii) Các dòng tế bào hybridoma sản xuất 04 loại kháng thể đơn dịng trong xét nghiệm nhóm máu; (iv) Công nghệ nano kết hợp công nghệ sinh học để sản xuất bộ kít phát hiện dư lượng kháng sinh trong sữa hay phát hiện sớm ung thư gan.

Đặc biệt, một số cơng nghệ mới có triển vọng ứng dụng cao đã được thực hiện và có kết quả tốt như: Công nghệ gen kết hợp nano-microfluid chip; Công nghệ MS-PCR kết hợp lai acid nucleic để xây dựng dấu chuẩn phân tử di truyền ngoại gen hỗ trợ sàng lọc chẩn đốn sớm ung thư; Cơng nghệ giải trình tự nucleotide thế hệ mới cho loài vi tảo biển dị dưỡng đặc hữu của Việt Nam. Chương trình KC04/11-15 đã hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và đào tạo có chất lượng trình độ sau đại học; cho phép tiếp cận và thử nghiệm một số cơng nghệ có triển vọng ứng dụng cao.

V. Chương trình "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng nghệ năng lượng" (KC.05/11-15) lượng" (KC.05/11-15)

Tổng số đề tài, dự án được phê duyệt của Chương trình: 27 đề tài, 04 dự án sản xuất thử nghiệm. Đây là chương trình mới được thực hiện

trong giai đoạn 2011 - 2015 nhằm giải quyết những vấn đề khoa học về năng lượng ở tầm quốc gia và thực tiễn đặt ra:

(1) Về vấn đề nâng cao năng lực phát triển đảm bảo an toàn hạt nhân: Bước đầu đã cung cấp đủ cơ sở khoa học xác định các định mức

kinh tế, kỹ thuật và đủ luận cứ cho việc ban hành các văn bản pháp quy phục vụ cho thẩm định an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân chuẩn bị được xây dựng. Một số các nhiệm vụ khác cũng đang được triển khai và góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho vận hành nhà máy điện hạt nhân. Đã phân tích an tồn cho dự án điện hạt nhân; các kỹ thuật đo liều bức xạ, đo phóng xạ mơi trường, kỹ thuật chuẩn đo lường bức xạ; cơ sở dữ liệu phơng phóng xạ mơi trường; các kỹ thuật nghiên cứu phát tán phóng xạ trong mơi trường khơng khí, nước và đất từ cơ sở hạt nhân; các kỹ thuật xử lý nhiễm bẩn phóng xạ do các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân; các kịch bản ứng phó sự cố phù hợp.

(2) Về ứng dụng công nghệ bức xạ và kỹ thuật hạt nhân phục vụ các nghành công nghiệp, nông nghiệp, môi trường, y tế: Đã tạo ra được

một số kết quả trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ kết hợp với công nghệ sinh học để tạo đa dạng vật liệu khởi đầu chọn tạo giống cây lương thực và cây thực phẩm. Từ đó đã chọn lọc được một số dịng có ưu điểm hơn so với giống gốc về năng suất và khả năng chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn, chịu mặn (đối với lúa) và khắc phục được tính yếu sinh lý, rút ngắn thời gian sinh trưởng và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng (đối với đậu tương). Ở lĩnh vực y tế, đã tạo ra sản phẩm là các phức miễn dịch phóng xạ có tính đặc hiệu cao dùng trong điều trị ung thư nhắm đích, bên cạnh chức năng tiêu diệt tế bào ung thư theo cơ chế sinh học làm chuyển hóa và chết tế bào bệnh cịn diệt tế bào ung thư theo cơ chế bức xạ, đã tạo ra sản phẩm thuốc có độ tinh khiết phóng xạ đạt mức hơn 99%, đạt tiêu chuẩn thuốc dùng cho lâm sàng, có kết quả thử nghiệm trên động vật và tiền đề cho việc ứng dụng thử nghiệm trên người.

(3) Về sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo: Bước đầu triển khai

nghiên cứu và có kết quả khả quan về năng lượng như: thủy điện cột nước thấp, thủy triều, mặt trời, gió, sinh khối. Một trong những kết quả tiêu biểu trong công nghệ sản xuất pin mặt trời là dùng phương pháp

Spray Pyrolysis đã được bổ sung cơ chế quay đầu phun và hình thành một phương pháp công nghệ mới là SSPD (Spin Spray Pyrolysis Deposition) cho phép lắng đọng các màng diện tích lớn, có chất lượng cao hơn hẳn các màng lắng đọng bằng công nghệ SPD thông thường và đây có thể được xem như một giải pháp công nghệ hữu ích. Hệ cơng nghệ Spray Pyrolysis này có thể so sánh với sản phẩm tương đương của Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Cochin, Ấn Độ (Cochin University of Science and Technology, India). Đây là dạng công nghệ và sản phẩm mới đạt trình độ tiên tiến mà thế giới mới nghiên cứu và kết quả của sản phẩm sẽ tạo ra bước đột phá trong sản xuất pin mặt trời với giá thành thấp ở nước ta. Công nghệ sản xuất nước nóng sử dụng bơm nhiệt kết hợp với bộ thu năng lượng mặt trời dung tích 30.000 lít đã tiết kiệm được điện năng nhờ sử dụng hệ thống mới được nghiên cứu so với phương pháp dùng điện trở truyền thống là 923 kWh/ngày, ước tính tiết kiệm được khoảng 1.235.897 đồng/ngày

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)