Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” (KC.02/11-15)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 107 - 109)

liệu mới” (KC.02/11-15)

Tính đến tháng 12/2015, Chương trình đã nghiệm thu 16 nhiệm vụ, hầu hết các sản phẩm được đánh giá cao về mặt khoa học và bắt đầu thương mại hóa sản phẩm.

Về mặt công nghệ, các công nghệ, dây chuyền thiết bị và vật liệu được chế tạo rađa số có tính năng kỹ thuật, chất lượng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và quốc tế. Ví dụ như sản phẩm màng GreenMAP của Dự án KC.02.DA07/11-15 có giá thành hạ và chất lượng sản phẩm tương đương với màng CE44 của Hàn Quốc; Sản phẩm chất hoạt động bề mặt (HĐBM) trong nước, có giá trị trong ngành khai thác dầu khí, tiết kiệm so với sản phẩm nhập ngoại; Quy trình bơm ép cơng nghiệp chất HĐBM vào tầng móng khu vực Đông Nam Rồng nhằm nâng cao hiệu quả tăng cường thu hồi dầu do Dự án KC.02.DA06/11-15 thực hiện; Sản phẩm bột huỳnh quang ba phổ của Dự án KC.02.DA03 góp phần nâng cao tuổi thọ của bóng đèn lên 2000 giờ chiếu sáng, hạ giá thành sản phẩm, được áp dụng cho chế tạo hơn 2 triệu đèn huỳnh quang chất lượng cao xuất khẩu đi Braxin, Hàn Quốc; Hợp kim titan BT5, BT14 do Đề tài KC.02.01/11-15 nghiên cứu chế tạo để phục vụ chế tạo các chi tiết trong tên lửa Igla (có chỉ tiêu chất lượng tương đương sản phẩm ΓOCT190013-81 của Nga),…

Các sản phẩm đã và đang được thương mại hóa như: màng bao gói khí quyển biến đổi GreenMAP, tấm lát sàn chế tạo từ vật liệu compozit

XLPE/bột gỗ biến tính, chất hoạt động bề mặt phục vụ khai thác dầu khí, bột huỳnh quang ba màu,…

01 doanh nghiệp KHCN được hình thành trên cơ sở kết quả, sản phẩm khoa học của các đề tài, dự án thuộc Chương trình.

Chương trình đã có 23 bài báo khoa học được đăng, trong đó có 2 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế và 21 cơng trình đăng trên các tạp chí trong nước.

III. Chương trình "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng nghệ cơ khí và tự động hóa" (KC.03/11-15) khí và tự động hóa" (KC.03/11-15)

Chương trình đã triển khai 54 nhiệm vụ nghiên cứu trong đó có 17 nhiệm vụ tiềm năng dành cho cán bộ trẻ về hai lĩnh vực cơ khí và tự động hóa.

(1) Về cơ khí: Các kết quả nghiên cứu ban đầu đã từng bước làm

chủ và hoàn thiện hàng loạt thiết kế và công nghệ quan trọng. Một số kết quả điển hình: Chế tạo thành công động cơ diesel RV145-2 10,8 kW (14,5 Hp) có đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới; Dùng CNC điều khiển sản xuất cốt thép cho ống bêtơng thốt nước hồn tồn có thể thay thế sản phẩm nhập ngoại với giá thành chỉ bằng 50%; Các thiết bị phục vụ tự động hóa dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu đã có các đơn hàng xuất khẩu thiết bị ra các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ nghiên cứu đến sản phẩm cơ khí có tỷ trọng giá trị lớn trong thiết bị toàn bộ của các dây chuyền sản xuất; Sản phẩm cơ khí chủ yếu trong các ngành đóng tàu, xây dựng, nhiệt điện... cũng là những điển hình trong việc làm chủ thiết kế, công nghệ, tạo ra các sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao.

(2) Về tự động hóa và cơ - quang - điện tử: Bước đầu các kết quả

nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng thực tế trong nhiều hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất, các thiết bị điều khiển hệ thống (PLC, CNC, DCS) có hàm lượng chất xám cao có thể thay thế sản phẩm ngoại nhập. Một số sản phẩm tiêu biểu như thiết bị X-quang kỹ thuật số đa năng công nghệ cảm biến bản phẳng - không sử dụng phim; thiết bị siêu âm màu và siêu âm hiệu ứng Doppler... đã giải quyết được việc tự chế

tạo trong nước các thiết bị có nhu cầu cấp bách cho các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh. Ngồi ra, đã có một số nghiên cứu định hướng cơng nghệ cao như: nghiên cứu chế tạo một số vi cơ cấu (môtơ, bánh răng siêu nhỏ) sử dụng trong các hệ thống Micro Robot phục vụ trong lĩnh vực y sinh dựa trên công nghệ MEMS; mạng camera với hệ thống xử lý hình ảnh thơng minh phục vụ điều khiển giao thông và giám sát an ninh; bộ lọc tích cực cho lưới điện phân phối hạ thế dưới 1000 V... hứa hẹn sẽ có ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần vì đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của thị trường nội địa và khu vực.

Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ tiềm năng cũng đã hình thành các nhóm nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu mạnh. Một số nhiệm vụ đã được lựa chọn để triển khai nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo với triển vọng tạo được nhiều công nghệ mới, sản phẩm mới phục vụ sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)