Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” (KC.07/11-15)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 115 - 117)

thu hoạch” (KC.07/11-15)

Chương trình KC.07/11-15 gồm ba nội dung chính: nghiên cứu bảo quản nơng - lâm - thủy - hải sản; nghiên cứu chế biến nông - lâm - thủy - hải sản; nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm thực phẩm truyền thống và đã có được một số kết quả như sau:

(1) Về chế biến thủy sản: Nghiên cứu thành công quy trình cơng

nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất surimi (giò cá) xuất khẩu. Từ cá tạp, cá vụn trước đây chỉ làm các loại mắm rẻ tiền, dự án đã sản xuất được sumiri xuất khẩu thành công vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2013 dự án xuất sang Nhật Bản hơn 100 tấn sumiri và Hàn Quốc hơn 6.000 tấn với giá 1.750 USD/tấn. Kết quả nghiên cứu khơng chỉ góp phần nâng cao giá trị kinh tế của cá tạp - nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong khai thác thủy sản - mà cịn góp phần xử lý phế thải trong chế biến thủy sản, bảo vệ môi trường và tạo việc làm cho người lao động. Với yêu cầu từ phía Nhật Bản, surimi phải đảm bảo chất lượng, trắng hơn, dai hơn khơng có dư lượng thuốc bảo quản, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp tục nghiên cứu đưa ra được quy trình cơng nghệ đáp ứng các u cầu từ phía Nhật Bản và đã mở rộng sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác. Dự án hồn thiện quy trình cơng nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất surimi xuất khẩu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao.

(2) Về chế biến các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu và một số mặt hàng truyền thống: Đã đưa được nhiều công nghệ và thiết bị tiên tiến so

với các nước trong khu vực trong việc bảo quản chế biến chè, gỗ, nấm ăn và sữa tươi... Kết quả ban đầu đã giảm tổn thất nguyên liệu chè từ 10 - 15% so với công nghệ cũ mà chất lượng vẫn đảm bảo. Công nghệ dùng vật liệu nano nâng cao tính cơ lý của gỗ đã được phổ biến rộng rãi trong các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng làm thay đổi tập quán trước đây quen sử dụng gỗ rừng tự nhiên. Các công nghệ chế biến thực phẩm đã được ứng dụng rộng rãi góp phần đa dạng hóa các sản phẩm thương mại từ thịt, nấm, sữa... tăng sức cạnh tranh hàng hóa của nước ta so với hàng nhập nội...

Công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất Fucoxanthin từ rong mơ Việt Nam năng suất 100 kg nguyên liệu khô/mẻ bằng ethanol 80% và siêu âm tần số 20 kHz được sử dụng để tối ưu các thơng số. Trích ly bằng ethanol 80%, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 5 : 1 (w:w), thời gian siêu âm là 3 phút ở 45 ± 2oC cho khả năng trích ly Fucoxanthin và hoạt tính chống oxy hóa của dịch trích ly đạt hiệu quả cao, khả năng trích ly Fucoxanthin cao hơn 53% so với trích ly khơng siêu âm trong 1 giờ. Cho thấy tiềm năng ứng dụng sóng siêu âm trong trích ly Fucoxanthin từ S. mcclurei hữu hiệu hơn phương pháp trích ly thơng thường về chất lượng, thời gian và chi phí năng lượng.

Quy trình sản xuất polymaltose từ tinh bột và tạo các phức hợp sắt - polymaltose (IPC) và canxi hydroxyapatite - polymaltose (HAP) ứng dụng trong dược phẩm, bước đầu đã nghiên cứu xây dựng được công nghệ sản xuất polymaltose từ tinh bột qui mô 1.000 kg sản phẩm/mẻ thử nghiệm và triển khai sản xuất được 1.000 kg sản phẩm polymaltose trên dây chuyền thiết bị tại Công ty cổ phần Thực phẩm Minh Dương. Đã xây dựng được quy trình cơng nghệ sản xuất phức sắt polymaltose (IPC) qui mô 50 kg/mẻ sử dụng sản phẩm polymaltose sản xuất được ở trên và quy trình cơng nghệ sản xuất canxi hydroxyapatite - polymaltose (HAP) cũng với sản phẩm polymaltose sản xuất được ứng dựng xây dựng được mơ hình thiết bị sản xuất cho cả hai sản phẩm này tại khu công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trên mơ hình thiết bị

xây dựng, đề tài đã sản xuất được 400 kg sản phẩm IPC và 400 kg sản phẩm HAP, chuẩn bị chuyển giao cho Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chức năng chứa canxi và sắt.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)