Chương trình “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011 2015” (KX.04/11-15)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 130 - 132)

(1) Làm rõ cục diện thế giới và khu vực, những biến động gần đây tác động đến Việt Nam, dự báo tình hình sắp tới. Đã làm rõ hơn vấn đề quốc gia, dân tộc trong thế giới đương đại; Nhận thức và xử lý quan hệ với các nước lớn, với các nước láng giềng (Lào, Cămpuchia) để có chính

sách hợp lý. Biển Đơng là vấn đề mới, hệ trọng và nhạy cảm được nghiên cứu sâu hơn và có những kiến nghị thiết thực với Đảng, Nhà nước.

(2) Về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đưa ra nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đề xuất, kiến nghị những luận cứ mới để làm rõ hơn nội hàm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường; Về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, đưa ra được những tiêu chí định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường; Đề xuất được những quan điểm, giải pháp mới cho giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030. Những vấn đề này đã được Ban Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XII nghiên cứu đưa vào Dự thảo văn kiện.

(3) Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định quan niệm về nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó có những điểm mới là: Đề xuất được hệ tiêu chí nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam; Đưa ra quan niệm, nội hàm và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững; đề xuất hệ thống quan điểm mới và hệ giải pháp đồng bộ bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030; Những quan điểm cơ bản về mơ hình tăng trưởng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, định hướng mơ hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mới.

(4) Đã cung cấp nhiều luận cứ mới phục vụ thiết thực việc xây dựng Nghị quyết của Trung ương về văn hóa, đặc biệt là những cơ sở để hoàn thiện định hướng nhiệm vụ phát triển văn hóa. Đề xuất bổ sung, hoàn thiện một số quan điểm của Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về văn hóa; Đưa ra hệ giá trị con người Việt Nam, nêu ra 05 nhóm giải pháp chủ yếu để hiện thực hóa hệ giá trị định hướng cốt lõi này vào cuộc sống. Nghiên cứu quyền con người với cách tiếp cận mới, cung cấp luận cứ xây dựng quyền con người trong Hiến pháp năm 2013.

(5) Một số vấn đề xã hội trong tình hình mới được nghiên cứu, như: Định hướng hồn thiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta trong điều kiện mới; Vấn đề liên minh giai cấp, vấn đề tơn giáo, dân tộc và có những kiến nghị mới với Đảng, Nhà nước.

(6) Về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các đề tài thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh tập trung nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong tình hình mới, gắn với những sự kiện đang diễn ra ở Biển Đông, biên giới trên bộ; Xác định rõ yêu cầu, nội dung, phương thức bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam; Xây dựng nền quốc phịng tồn dân trong tình hình mới; Các giải pháp đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, phịng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Những kết quả nghiên cứu trên đã kịp thời phục vụ Trung ương ra Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

(7) Đưa ra khái niệm đầy đủ hơn về hội nhập quốc tế, làm rõ những vấn đề mới đặt ra đối với Việt Nam, từ đó kiến nghị với Đảng, Nhà nước một số giải pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục thực hiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; Đóng góp xây dựng Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Đồng thời, Chương trình đã nghiên cứu sâu hơn về sự vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

(8) Các đề tài nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị, thực hành dân chủ và xây dựng Đảng cầm quyền trên cơ sở tổng kết những vấn đề do thực tiễn đặt ra đã đóng góp nhiều luận cứ mới về tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, về định hướng lớn và những giải pháp để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Về nội dung và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới; Kiến nghị hệ thống giải pháp bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)