Trong năm 2015, các nhiệm vụ nghiên cứu về biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường và phịng tránh thiên tai, nghiên cứu về biển và hải đảo đã thu được một số kết quả như sau:
(1) Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu
- Các nghiên cứu đã đề xuất được những giải pháp thích ứng phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước đang ngày càng trở nên khan hiếm hiện nay; Nghiên cứu đề xuất được mơ hình hệ thống giám sát tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Đề xuất điều chỉnh bổ sung mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn phục vụ giám sát biến đổi khí hậu và dự báo, cảnh báo thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Xây dựng bộ tiêu chí giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt, nước ngầm; Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Các nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với việc quản lý, sử dụng đất đai, xác định các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng từ đó đề xuất bộ tiêu chí giám sát về tài nguyên đất đối với những khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đồng thời đề xuất khung giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Đã tập trung nghiên cứu và xây dựng được Atlas khí hậu và Biến đổi khí hậu Việt Nam (95 bản đồ) nhằm cung cấp những thông tin cơ bản nhất về khí hậu và biến đổi khí hậu phục vụ các hoạt động phát triển KT-XH; Tăng cường năng lực thơng tin khí tượng thủy văn trong việc đáp ứng yêu cầu thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Xây dựng luận cứ khoa học cho việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam; Nghiên cứu và xây dựng kịch bản về các hiện tượng thời tiết cực đoan trung hạn cho khu vực Việt Nam - Biển Đông sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu; Xây dựng được mơ hình mẫu thơng tin khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu biến đổi khí hậu cho một số ngành và địa phương…; Xây dựng được bộ chỉ tiêu tổn thương do lũ lụt trong bối
cảnh biến đổi khí hậu và các hoạt động khai thác các cơng trình thủy điện, thủy lợi; Tập bản đồ mức độ tổn thương do lũ lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Đã tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn thành lập hành lang đa dạng sinh học nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Nghiên cứu xây dựng mơ hình nhà thích ứng với lũ lụt; Mơ hình giồng cát tại các tỉnh ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện gió, bão; Xây dựng được phương pháp đánh giá tính dễ tổn thương trên các lưu vực sông miền trung; Công nghệ neo trong đất để gia cố đê biển làm nền đường ơ tơ; Mơ hình làng sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Mô hình đơ thị ven biển có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu đề xuất các phương án giảm phát thải khí nhà kính trong một số lĩnh vực cụ thể: gạch ngói, quản lý chất thải, quản lý sử dụng đất…
- Đã tập trung đánh giá hiện trạng sản xuất, diễn biến, xu hướng tác động và mức độ tổn thất của nơng nghiệp do biến đổi khí hậu; Dự báo sự thay đổi về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chủ lực (lúa, ngơ, đậu tương, mía) và ni trồng thủy sản từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. Đã nghiên cứu chọn tạo được giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện chịu hạn (giống NC 93-4 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tại Quyết định số 35/QĐ-BNNPTNT); Xây dựng bộ quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất cho cây trồng chủ lực tại các vùng đồng bằng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; Mơ hình tính tốn dự báo thay đổi năng suất cây trồng chủ lực tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; Xây dựng đánh giá lợi ích kép về mơi trường của các hoạt động giảm nhẹ phát thải thông qua cải thiện quản lý chất thải; Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ…
- Đề xuất cơ chế, chính sách và đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với biến đổi khí hậu: Xây dựng khung đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 đã góp
phần thu hút vốn ODA cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; Đề xuất cơ chế, chính sách cho Quốc hội và Bộ Tài chính trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính đối với biến đổi khí hậu.
(2) Kết quả nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
a) Về tài nguyên nước
- Đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng các phần mềm, các mơ hình, giải pháp tiên tiến phục vụ quản lý khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước, bảo vệ và xử lý ô nhiễm mơi trường nước, phịng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra vào phục vụ quản lý tài nguyên nước như: Phần mềm GMS (Hệ thống lập mơ hình nước ngầm - Groundwater Modelling System) đánh giá trữ lượng và diễn biến xâm nhập mặn nước dưới đất; Mơ hình chất lượng nước MIKE 11 đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là sông, suối; Mơ hình SPSS đánh giá chất lượng nguồn nước sơng; Mơ hình phân tích hệ thống nhằm phân bổ hợp lý nguồn nước trong quy hoạch tài ngun nước; Mơ hình số thủy văn đánh giá lượng bổ cập cho nước dưới đất; Quy trình thu gom nước mưa bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất ở các đảo; Quy trình đánh giá khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất và đánh giá tính bền vững của tài nguyên nước dưới đất; Quy trình cơng nghệ đo ảnh điện 3D trong điều tra các thấu kính nước nhạt nơng khu vực ven biển…
- Góp phần hồn thiện các quy định để hướng dẫn triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 như: Xác lập quyền sở hữu tài nguyên nước như một loại tài sản, phân loại nguồn nước; Quy định hành lang bảo vệ sơng hồ; Cơ chế tích nước các hồ chứa; Cơ chế và tỷ lệ chia sẻ nguồn nước; Chỉ tiêu giám sát nguồn nước; Phân cấp quản lý tài nguyên nước.
- Tạo lập cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia, đưa ra được các luận chứng và các công cụ áp dụng thử nghiệm như: Xác định mức sử dụng nước trong một số hoạt động sản xuất công nghiệp; Xác lập quyền sở hữu tài nguyên nước như một loại tài sản; Khai thác, sử dụng và quản lý tổng
hợp tài nguyên nước; Bộ bản đồ chuẩn cho công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước; Phân bổ hợp lý nguồn nước trong quy hoạch tài nguyên nước; Phương pháp tính tốn lượng nước bn bán ảo; Phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu; Quy định phân loại nguồn nước; Bổ sung nhân tạo nước dưới đất…
- Một số kết quả nghiên cứu như: Xây dựng bộ công cụ nhằm xác định dịng chảy tối thiểu trên sơng; Nghiên cứu xu thế biến động nguồn nước và các biện pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững nguồn nước lưu vực sông Đà; Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Cả; Nghiên cứu đánh giá các thiên tai lũ lụt, hạn hán thiếu nước và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, phòng tránh và giảm thiệt hại trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn được sử dụng để xây dựng các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Sê San, sông Sêrêpok, sông Hồng, sông Hương, sông Ba - Hinh, sông Trà Khúc, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Kôn trong mùa cạn và mùa lũ.
- Nghiên cứu đề xuất việc phân cấp quản lý tài nguyên nước và mơ hình cơ quan quản lý chun ngành tài nguyên nước; Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý lưu vực sông và tổ chức lưu vực sông, đưa ra được cơ sở khoa học để xây dựng Đề án thành lập các Ủy ban lưu vực sơng.
- Xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số về quản lý tài nguyên nước làm căn
cứ để hoạch định chính sách, giám sát, đánh giá về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh điều tra cơ bản, quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước.
- Tăng cường các biện pháp tích nước, điều hịa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các mô hình sử dụng nước hiệu quả.
- Tăng cường các biện pháp chủ động kiểm soát, giám sát ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thối, cạn kiệt nguồn nước.
- Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nguồn nước liên quốc gia.
b) Về tài nguyên khoáng sản
- Nghiên cứu cơng nghệ phục vụ tìm kiếm, điều tra khống sản khơng hoặc ít xuất lộ trên mặt hoặc gần trên mặt, thường tồn tại ở độ sâu từ hàng trăm đến hàng ngàn mét kể từ mặt đất. Có thể đánh giá trình độ đạt được của các cơng nghệ này tương đương với trình độ của khu vực. Các đề tài nghiên cứu tổ hợp phương pháp sử dụng giải quyết một số nhóm nhiệm vụ địa chất cụ thể, kết quả cũng đã đưa ra được tổ hợp hợp lý phương pháp, vừa bảo đảm giải quyết được mục tiêu đề ra, vừa bảo đảm tính kinh tế. Đồng thời, cũng có một số đề tài nghiên cứu, xây dựng quy trình để điều tra, đánh giá một số đối tượng địa chất mới như hệ thống không gian karst ngầm và tai biến địa chất liên quan, địa chất mơi trường, khống sản độc hại… và kết quả sẽ là cơ sở cho việc đề ra định hướng điều tra, đánh giá tiếp theo cho các loại hình khống sản mới này trên đất liền và trên các vùng biển của Việt Nam.
- Nghiên cứu phương pháp, mơ hình tính tốn và phần mềm ứng dụng nhằm phân tích, xử lý, minh giải tài liệu địa chất - địa vật lý. Thuộc nhóm này có các đề tài nghiên cứu, sử dụng các phần mềm GIS, các phần mềm chuyên dụng nhằm xử lý, phân tích tài liệu phục vụ nghiên cứu, dự báo tai biến địa chất và thảm họa mơi trường; Xử lý, phân tích, minh giải các tài liệu địa vật lý - địa chất; Ứng dụng công nghệ phân tích phổ phản xạ và xây dựng thư viện phổ cho một số loại đất đá ở Việt Nam nhằm hỗ trợ cơng tác phân tích và giải đốn ảnh viễn thám phục vụ nghiên cứu và điều tra địa chất; Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ thành lập bộ bản đồ mơi trường phóng xạ tự nhiên… Sản phẩm của các đề tài này hầu như đều có các dự thảo quy trình, quy định kỹ thuật, là cơ sở cho việc hoàn thiện, ban hành và đưa vào áp dụng chính thức các phương pháp, cơng nghệ này.
- Ứng dụng công nghệ trong phân tích mẫu vật địa chất bằng các phương pháp phân tích mới hoặc thiết bị, công nghệ mới như: Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích mẫu phóng xạ trên máy phổ ORTEC-
GEM - 30 và máy phân tích tổng hoạt độ Alpha, Beta UMF - 2000; Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích định lượng các nguyên tố tạo đá trong quặng bauxit, đá vôi bằng phương pháp huỳnh quang tia X (XRF) đã được thực hiện, hồn thành, trình duyệt cuối năm 2014. Kết quả, đã xây dựng được các quy trình phân tích hồn chỉnh cho các loại mẫu vật địa chất bằng các phương pháp, thiết bị, công nghệ này.
(3) Kết quả nghiên cứu về bảo vệ môi trường
- Kết quả nghiên cứu theo các nhóm nội dung: (i) Bảo vệ mơi trường ứng phó biến đổi khí hậu; (ii) Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt; (iii) Tiêu chuẩn mơi trường, phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường, khắc phục ơ nhiễm mơi trường và phục hồi môi trường; (iv) Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường (v) Xây dựng Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đã làm rõ được phương pháp luận tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết các vấn đề mơi trường - sức khỏe có thể giúp các nhà quản lý, các nhà hoạt động về môi trường, các nhà khoa học nắm rõ được những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành áp dụng phương pháp này trên thực tế và có thể đề xuất những điều chỉnh về thể chế, pháp lý để áp dụng phương pháp này và xây dựng khung chương trình triển khai phương pháp này.
- Đã xây dựng, đề xuất quy trình và phương pháp xác định thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường và triển khai áp dụng thí điểm phương pháp xác định thiệt hại tại một số dịng sơng.
- Đã xây dựng được phương án cơng nghệ xử lý nước thải có tính thân thiện mơi trường (tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng chất thải, ít sử dụng hóa chất độc hại...) cho các cơ sở giết mổ gia súc và chế biến tinh bột sắn phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Đã xây dựng được phương pháp và tiêu chí đánh giá cơng nghệ xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp của ngành công nghiệp điện tử.
- Đã đề xuất được danh mục công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam góp phần nâng cao năng lực kiểm sốt, phịng ngừa, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường; phịng chống các sự cố, thảm họa môi trường.
(4) Kết quả nghiên cứu về dự báo khí tượng thủy văn
- Các nghiên cứu về dự báo các yếu tố khí tượng, thủy văn, đã được đưa vào ứng dụng nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao chất lượng dự báo áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đơng, vấn đề trước đây cịn gặp nhiều khó khăn trong dự báo. Ngoài ra, các nghiên cứu còn xác định được những hệ thống và hình thế thời tiết chính ở Việt Nam phục vụ dự báo thời tiết, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
- Các nghiên cứu cảnh báo và dự báo lũ, ngập lụt cho các lưu vực sông miền Trung chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống phân tích, giám sát, cảnh báo và dự báo lũ, ngập lụt, hạn hán cho các hệ thống sông. Kết quả từ các nghiên cứu khí tượng thủy văn biển đã xây dựng được quy trình cơng nghệ dự báo sóng tác nghiệp cho vùng biển Vịnh Bắc Bộ được kiểm chứng bằng số liệu rađa biển. Để góp phần vào cơng tác tự động hóa trong xử lý số liệu thủy văn vùng sông ảnh hưởng triều, một số nghiên cứu đã triển khai thử nghiệm, hoàn thiện và đưa vào sử dụng nghiệp vụ phần mềm xử lý số liệu thủy văn vùng sông ảnh hưởng thủy triều HYDTID 1.0.
- Việc khai thác các định dạng số liệu, tổ hợp ảnh từ các rađa thời tiết khác nhau sẽ gây khó khăn trong việc xác định vị trí tâm mắt bão,