tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên" (KC.08/11-15)
Trong quá trình triển khai Chương trình KC08/11-15, các cán bộ khoa học tham gia trong 36 đề tài, dự án đã được nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu khoa học và làm việc nhóm. Phần lớn các đề tài do các cán bộ khoa học trẻ làm chủ nhiệm đã tạo ra được những nhóm nghiên cứu trẻ có trình độ và năng lực nghiên cứu mạnh góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn lực nghiên cứu, triển khai thành công và hiệu quả các nội dung nghiên cứu trọng tâm của Chương trình trong giai đoạn tiếp theo. Ngồi ra các đề tài dự án đã hỗ trợ cho 44 nghiên cứu sinh, trực tiếp đào tạo được 121 thạc sĩ.
Đến thời điểm này Chương trình đã có 14 đề tài dự án đăng ký 26 đơn bảo hộ sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích, trong số đó có 12 đơn đăng ký đã được cấp giấy chứng nhận, vượt chỉ tiêu đăng ký là 15% số đề tài dự án được cấp bằng hoặc chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích hoặc sáng chế).
Đến nay Chương trình đã xuất bản được 06 đầu sách, 04 tài liệu tham khảo và nhiều bản đồ, Atlat. Số bài báo đã cơng bố trên các tạp chí trong nước là 205 bài và 37 bài đăng ở các tạp chí nước ngồi.
(1) Lĩnh vực phịng tránh thiên tai: Lĩnh vực phịng tránh thiên tai
có 18 nhiệm vụ trên tổng số 36 nhiệm vụ của tồn bộ chương trình, chiếm 50%. Trong số đó có 04 nhiệm vụ đã đề xuất được quy trình cơng nghệ dự báo, với độ chính xác cao, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, cho một số dạng thiên tai nguy hiểm thường xảy ra ở nước ta như: Dự báo cường độ và quỹ đạo của bão trên Biển Đông, với hạn dự báo 5 ngày; Mơ hình động lực dự báo hạn hán và hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực cho toàn Việt Nam, với hạn dự báo từ 3 - 7 tháng; Dự báo tai biến động đất, trượt lở, nứt sụt đất lưu vực sông Cả - Rào Nậy, khu vực miền núi phía Bắc;
Cơng nghệ mới gia cố đê biển bằng phương pháp neo đất và việc sử dụng phụ gia consolid cho việc chống xói mịn lớp bảo vệ mái đê biển; Đánh giá được tác động bất lợi đến chế độ dòng chảy, lũ, xâm nhập mặn, phù sa, đa dạng sinh học... vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo kịch bản vận hành, các bậc thang thủy điện trên dịng chính sơng Mekong. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra những khuyến nghị để đàm phán, để định hướng phát triển KT-XH phù hợp với từng kịch bản xảy ra; Lần đầu tiên trong giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình đã hồn thành Atlas thiên tai tự nhiên tổng hợp tỷ lệ 1:1.000.000 và Atlas về các dạng thiên tai trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Những nhiệm vụ còn lại thuộc lĩnh vực này đã đề xuất được nhiều giải pháp, quy trình cơng nghệ, vật liệu, kỹ thuật mới, tiên tiến, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng để bảo vệ bờ sông, bờ biển, phòng chống diễn biến bất lợi của lòng sơng, cửa sơng, rừng phịng hộ ven biển… do tác động của biến đổi khí hậu cùng việc xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện, phát triển KT-XH trên các lưu vực sông. Hầu hết các sản phẩm tạo ra, từ các đề tài đều được ứng dụng thử nghiệm ngoài thực tế, đạt kết quả và được địa phương đánh giá cao. Trong số đó có khơng ít cơng nghệ, vật liệu, giải pháp mới được cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích.
Ngồi ra, các đề tài thuộc lĩnh vực thiên tai đã có nhiều đóng góp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công bố trong nước và quốc tế, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và đặc biệt là góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai, phòng chống thiên tai…
(2) Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường: Đã tập trung giải quyết đồng
bộ ô nhiễm môi trường phát sinh tại làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các cơ sở giết mổ tập trung, các bãi chôn lấp chất thải rắn... bằng các cơng nghệ tích hợp, hiệu quả cao có thu hồi và sử dựng năng lượng tái tạo. Phát triển các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp điều kiện Việt Nam trong xử lý ô nhiễm nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải phát sinh từ bãi chôn lấp rác. Đồng thời tập trung nghiên cứu các công nghệ tạo ra các sản phẩm, vật liệu phục vụ cho xử lý ô nhiễm như than hoạt tính hấp phụ
hơi thủy ngân, cơng nghệ làm sạch khí độc đồng hành và thu hồi CO2 cho nuôi trồng tảo lam và vi tảo lục (là thành phần chính cho một số loại thực phẩm chức năng, tăng cường sức khỏe con người), tạo các chế phẩm vi sinh hữu hiệu cho xử lý nước rác, xử lý CTR chăn ni lợn... Bên cạnh đó đã hồn thiện cơng nghệ sản xuất vật liệu và phát triển các thiết bị lọc nước sinh hoạt vùng nông thôn dưới dạng các dự án sản xuất thử nghiệm và một số đề tài tiềm năng đạt kết quả tốt. Hầu hết các đề tài đều có mơ hình trình diễn, sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ và giải pháp hữu ích, kết quả được đăng tải trên các tạp chí chun ngành có uy tín trong nước và quốc tế.
Trong số 12 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ mơi trường, có 05 nhiệm vụ được nhận Giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích; 04 sản phẩm là chế phẩm sinh học, thiết bị đã thương mại hóa hoặc có khả năng thương mại hóa rất cao.
Tất cả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường đều tham gia tích cực vào việc đào thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.
(3) Các nhiệm vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: Tuy có số
lượng khiêm tốn (6/36 nhiệm vụ, chiếm 17%), nhưng các nhiệm vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đã đóng góp đáng kể cho sự thành cơng của Chương trình KC.08/11-15.
Đã xây dựng thành cơng bản đồ phân vùng khai thác bền vững, bản đồ phân vùng bảo vệ nước dưới đất cho Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000, đặc biệt bản đồ khai thác và bảo vệ nước dưới đất cho hai Thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:100.000. Những kết luận, kiến nghị, sản phẩm bộ bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất bền vững của đề tài rất có giá trị cho các địa phương, trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng này, đề xuất được phương án quy hoạch đô thị, quy hoạch bãi giếng khai thác, bảo vệ và bổ cập nước dưới đất được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội báo cáo Thủ tướng đưa vào quy hoạch thành phố trong tương lai.
Những nghiên cứu mới về khống hóa vàng hạt mịn ở Đông Bắc Việt Nam, các đặc tính cơng nghệ của các kiểu quặng hóa chứa vàng trên
cơ sở các nghiên cứu định lượng chính xác và đề xuất các cơng nghệ thu hồi thích hợp đã mở ra triển vọng mới trong đánh giá, tìm kiếm khống sản. Lần đầu tiên chương trình đã sử dụng các hệ phương pháp tiên tiến xác định được các bồn địa nhiệt có triển vọng phục vụ phát điện và ứng dụng thành cơng hệ điều hịa khơng khí sử dụng nhiệt đất, giúp giảm thiểu 10 - 20% điện năng tiêu thụ khi làm mát/sưởi ấm. Các công nghệ này mở ra triển vọng cho việc ứng dụng các công nghệ xanh, thân thiện với môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh.
Các nghiên cứu tổng hợp, các giải pháp nhằm phục hồi các hệ sinh thái đầm hồ ven biển đã được tiến hành và áp dụng có hiệu quả. Trong q trình thực hiện đề tài, khơi phục hệ sinh thái các đầm ven biển miền Trung, tập thể các nhà khoa học thuộc Đề tài KC08.25, đã phát hiện ra một lồi cá trình mới tại đầm Thủy triều Khánh Hịa, được các nhà khoa học chuyên ngành trên thế giới công nhận.
Bên cạnh các sản phẩm khoa học công nghệ kể trên, các nhiệm vụ trong Chương trình đã có những đóng góp quan trọng trong công bố các kết quả nghiên cứu mới bằng các chun khảo, các cơng trình cơng bố trên các tạp chí trong và ngồi nước, đào tạo và hỗ trợ đào tạo các nghiên cứu sinh, học viên cao học - nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và cho chính bản thân các hướng nghiên cứu của Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.