kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020” (KX.01/11-15)
Phát triển kinh tế trong điều kiện mới, trước hết địi hỏi phải có tư duy mới cho thích ứng nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển. Kết quả nghiên cứu bước đầu của Chương trình KX.01 trong thời gian qua cho thấy muốn có động lực mới thúc đẩy KT-XH phát triển cần nhận diện đúng, đầy đủ và khách quan hơn nữa đối với những bất cập, ách tắc trong nền kinh tế, đặc biệt là về hệ thống luật pháp và thể chế kinh tế, thể chế môi trường kinh doanh, lựa chọn mơ hình tăng trưởng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngồi nước... Trên cơ sở đó, có những chính sách, biện pháp tháo gỡ và mang tính đột phá nhằm tạo ra hành lang pháp lý về môi trường kinh doanh đầy đủ, minh bạch theo hướng tuân thủ nguyên tắc thị trường và cam kết hội nhập quốc tế cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng phát triển. Đây là những lực lượng xung kích trong nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Về quản lý kinh tế, kết quả nghiên cứu bước đầu cũng cho thấy trong điều kiện mới, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và thể chế kinh tế, đổi mới và lựa chọn mơ hình tăng trưởng, đổi mới chính sách trong thu hút các nguồn lực cho phát triển... là hết sức quan trọng, nhưng điều có tính quyết định là phải đưa chúng vào cuộc sống một cách kịp thời và hiệu quả trên cơ sở phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vĩ mơ của Nhà nước, duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, quản lý có hiệu quả đầu tư cơng, đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ... nhằm phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Chỉ có như vậy mới có xã hội mới với những động lực mới cho sự phát triển và nâng cao vị trí, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.