Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN ngày 13/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định nội dung báo cáo phân tích an tồn

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 102 - 105)

VI. Lĩnh vực công nghệ vật liệu

11. Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN ngày 13/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định nội dung báo cáo phân tích an tồn

Khoa học và Công nghệ quy định nội dung báo cáo phân tích an tồn trong hồ sơ cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Phụ lục 2

KẾT QUẢ CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Chương trình trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 bao gồm 15 Chương trình (05 Chương trình khoa học xã hội và nhân văn (KX) và 10 Chương trình khoa học cơng nghệ (KC)) là hệ thống đồng bộ các nhiệm vụ KH&CN thực hiện mục tiêu giải quyết những vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên và các nhiệm vụ phát triển KH&CN chủ yếu đã được phê duyệt tại Quyết định số 1244/2011/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 5 năm 2011 - 2015.

Tính trong 5 năm 2011 - 2015, đã có 523 nhiệm vụ được tuyển xét chọn, phê duyệt trong 15 chương trình KH&CN. Ngồi 93 nhiệm vụ tiềm năng đã nghiệm thu kết thúc năm 2012, đến hết năm 2015, 261/430 nhiệm vụ đã được nghiệm thu đánh giá ở cấp nhà nước, dự kiến trong năm 2016 tồn bộ các chương trình sẽ được tổng kết và đánh giá.

Các nhiệm vụ đã triển khai tập trung giải quyết một số vấn đề đang được xã hội quan tâm về: nông nghiệp, vật liệu, công nghệ sinh học, môi trường, thiên tai và KT-XH, chăm sóc sức khỏe con người… Bước đầu một số kết quả được áp dụng vào sản xuất đã khẳng định về hiệu quả của công tác nghiên cứu KH&CN đáp ứng yêu cầu xã hội. Một trăm phần trăm các nhiệm vụ đã nghiệm thu thuộc các chương trình đều có cơng bố kết quả trên các tạp chí trong và ngoài nước. Theo thống kê sơ bộ hiện nay trong các Chương trình KC đã có gần 100 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế và dự kiến tiếp theo có thêm nhiều bài báo nữa sẽ cơng bố trong thời gian tới; hơn 400 kết quả nghiên cứu đã được cơng bố trên tạp chí trong nước và 74 kết quả khoa học được trình bày trong các hội nghị quốc tế. Đối với các đề tài trong 04 Chương trình KX, số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước trên 400.

Do đặc thù của các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nên tính đến thời điểm hiện nay, số lượng cơng bố quốc tế cịn ít so với kế hoạch ban đầu. Trong thời gian tới khi mà các nhiệm vụ đến giai đoạn kết thúc, số lượng các công bố quốc tế và trong nước sẽ tăng đáng kể.

Việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cũng đã tạo cơ hội rất tốt để các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực. Các nhiệm vụ đều đặt ra chỉ tiêu về đào tạo. Trong các Chương trình KC, 100% nhiệm vụ của các chương trình đều tham gia đào tạo sau đại học, trong đó gần 50% số nhiệm vụ tham gia đào tạo tiến sỹ. Trong các Chương trình KX, ngồi nhiệm vụ tham gia đào tạo bậc tiến sỹ hoặc thạc sỹ hoặc cả 2 bậc tiến sỹ và thạc sỹ, 100% đề tài đều tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm chuyên sâu, khảo sát thực tế tại các địa phương, Bộ, ngành trong nước và khảo sát nước ngoài. Đến nay, trong các chương trình đã có gần 40 tiến sỹ và trên 250 thạc sỹ tốt nghiệp thông qua việc thực hiện nghiên cứu ở các đề tài, dự án.

Đặc biệt, từ các kết quả nghiên cứu của các đề tài trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, năng lực nghiên cứu và làm chủ công nghệ của đội ngũ cán bộ khoa học đã được nâng lên rõ rệt về các lĩnh vực thẩm định, phân tích an tồn cho dự án điện hạt nhân; đo liều bức xạ, đo phóng xạ mơi trường, kỹ thuật chuẩn đo lường bức xạ; cơ sở dữ liệu phơng phóng xạ mơi trường; các kỹ thuật nghiên cứu phát tán phóng xạ trong mơi trường khơng khí, nước và đất từ cơ sở hạt nhân… góp phần vào việc chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho chương trình điện hạt nhân ở nước ta.

Ngoài ra, phải kể đến thành công của các nhiệm vụ trong lĩnh vực y - dược, từ đây nhiều công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và chữa trị bệnh được ứng dụng thành công thông qua các đề tài nghiên cứu của các bệnh viện và các cơ sở nghiên cứu lớn của cả nước. Các kết quả nghiên cứu ban đầu đạt được đã ghi nhiều dấu ấn, góp phần đưa trình độ KH&CN về y - dược nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh góp phần cứu sống nhiều người bệnh với giá thành rẻ hơn so với đi nước ngoài điều trị.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)