Triển khai các chính sách chức năng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 26 - 29)

Thực tế, cách thức giúp nhà quản trị giải quyết các cơng việc hàng ngày đó là thiết lập và triển khai các chính sách chức năng mà có thể áp dụng trong mọi trường hợp xảy ra.

Trước tiên nói về chính sách marketing, chính sách này bao gồm các chính sách: Chính sách phân đoạn thị trường: thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của thực thi chiến lược, đặc biệt đối với những chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm- những chiến lược đòi hỏi gia tăng các nỗ lực marketing. Chính sách phân đoạn thị trường bắt đầu bằng việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó phân chia và lựa chọn những đoạn thị trường hợp lý nhất đối với thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Chính sách phân đoạn thị trường hợp lý giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực bị hạn chế, đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh thành công với các doanh nghiệp lớn nhờ tập trung hiệu quả trên một số phân đoạn thị trường nhất định, do đó có thể đáp ứng khách hàng của mình một cách tốt nhất.

Chính sách marketing- mix: từ việc phân đoạn thị trường hợp lí với chiến lược được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ triển khai các biến số của chương trình marketing hỗn hợp như kiến tạo sản phẩm, định giá, lựa chọn kênh phân phối, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp. Ví dụ như chính sách sản phẩm- quyết định loại sản phẩm, độ rộng của sản phẩm trong thực thi chiến lược; chính sách giá- quy định phạm vi chung trong việc định giá bán sản phẩm trong chiến lược; chính sách phân phối- quyết định sử

dụng kênh phân phối độc quyền hay nhiều kênh phân phối, quyết định loại hình kênh phân phối; chính sách xúc tiến thương mại- quyết định loại hình xúc tiến thương mại, tần suất sử dụng các loại hình xúc tiến thương mại trong thực thi chiến lược.

Chính sách định vị: Định vị thị trường là thiết kết sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Muốn định vị sản phẩm của cơng ty trên thị trường mục tiêu thì phải thực hiện các hoạt động sau đây: tạo ra một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng ở thị trường mục tiêu; lựa chọn vị thế của sản phẩm trên thị trường mục tiêu; tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên cùng một thị trường mục tiêu.

Chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm là nền tảng, xương sống của của các quyết định marketing nói chung. Chính sách sản phẩm là những chiến lược, kế hoạch, định hướng về sản phẩm của cơng ty, về tất cả những gì mà cơng tycó thể đưa ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm của mình. Chính sách sản phẩm là các quyết định về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, lợi ích cốt lõi của sản phẩm.

Chính sách giá: Chính sách giá là chính sách duy nhất trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận, đông thời tạo ra sự tin tưởng của người tiêu dùng với doanh nghiệp, xây dựng uy tín lâu dài trên thị trường. Doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách một giá hoặc chính sách giá linh hoạt, giá thấp, cao hơn hoặc bằng giá thị trường. Điều đó phụ thuộc vào các nhân tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể định giá theo các phương pháp : Định giá tương quan với đối thủ cạnh tranh hoặc định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Việc định giá cho sản phẩm có thể theo đuổi một trong các mục tiêu sau : Đảm bảo sự sống còn, tăng tối đa lợi nhuận trước mắt, tăng tối đa mức tiêu thụ dành vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm.

Chính sách phân phối: Chính sách phân phối sản phẩm là những quyết định đưa hàng hóa vào kênh phân phối với một hệ thống tổ chức và cơng nghệ để nhằm điều hịa, cân đối và thực hiện hàng hóa thỏa mãn tới nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chính sách phân phối sau : chính sách

phân phối hạn chế, chính sách phân phối hữu hạn, chính sách phân phối đại lí đặc quyền. Các trung gian được sử dụng trong phân phối hàng hóa đó là : trung gian bán bn , trung gian bán lẻ. Số lượng trung gian và phương thức phân phối khác nhau sẽ hình thành nên nhiều loại kênh phân phối như kênh cấp 0, cấp 1, cấp 2 và cấp 3.

Chính sách truyền thơng – xúc tiến: Chính sách truyền thông – xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc chào hàng và chiêu khách để nhằm xây dựng nên mối quan hệ mật thiết với bạn hàng và khách hàng mục tiêu nhằm thông tin giáo dục, thuyết phục, khuyến khích khách hàng để từ đó đáp ứng nhu cầu mong muốn của những khách hàng ở thị trường mục tiêu. Các cơng cụ chính được áp dụng trong truyền thông – xúc tiến như : quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, chào hàng cá nhân trực tiếp, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, hội trợ thương mại.Thông qua chính sách xúc tiến thương mại, doanh nghiệp có thể tìm hiểu, phát hiện, tạo ra và phát triển nhu cầu người tiêu dùng, từ đó tạo nên lịng ham muốn mua và tiêu dùng sản phẩm trên cơ sở cung cấp thông tin cần thiết cho việc hiểu biết về sản phẩm.

Tiếp đến là chính sách nhân sự: trong thực thi chiến lược, chính sách nhân sự thường đề cập đến việc đãi ngộ nhân sự- gắn thành tích với lương thưởng; hệ thống thưởng phạt hợp lý, chế độ đào tạo nhân viên phù hợp với chiến lược đã chọn. Một chế độ khen thưởng hợp lý sẽ giúp các cá nhân trong doanh nghiệp gắn bó hơn với các hoạt động của chiến lược và do đó thực thi chiến lược sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Chế độ khen thưởng phải dựa trên cơ sở các mục tiêu hàng năm. Thông thường triển khai một chiến lược mới thường bị chi phối bởi thị trường và sức cạnh tranh, do đó các quyết định về tăng lương kịp thời, thưởng nhanh chóng, đề bạt chức vụ cho đúng người, đúng thời điểm sẽ là chất xúc tác, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chiến lược.

Cuối cùng là chính sách tài chính, như dự tốn ngân sách tài chính, chính sách huy động vốn, chính sách chia lãi, chính sách tiền mặt... có tác dụng rất lớn đến hiệu quả và tiến độ thực hiện chiến lược. Ví dụ chính sách huy động vốn với mục đích huy động đủ vốn để thực hiện chiến lược, địi hỏi doanh nghiệp phải dự tốn ngân sách tài chính hiệu quả, tổng kết các bản báo cáo tài chính về doanh thu, giá vốn, chi phí, lợi nhuận; cơ cấu

vốn kinh doanh... chính xác; chỉ ra nguồn vốn có thể huy động. Chính sách huy động vốn tốt sẽ giúp cho thực thi chiến lược được đúng tiến độ. Việc phân tích các khoản tài chính dự tốn cho phép doanh nghiệp xem xét kết quả kỳ vọng của nhiều biện pháp và phương án thực hiện chiến lược khác nhau. Hầu như các chính sách địi hỏi dự tốn tài chính dự kiến trong vịng 3 năm mỗi khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn. Các bảng báo cáo tài chính cho phép doanh nghiệp xác định được các chỉ số tài chính dự kiến trong những điều kiện thực hiện chiến lược khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)