Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 61 - 64)

phân tích mơi trường chiến lược

3.2.1. Hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh.

- Công ty cần thay đổi cách tổ chức hoạch định chiến lược, thiết lập bộ phận đảm nhận chuyên trách công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng một ngân sách cho công tác này. Ban lãnh đạo Công ty cần coi CLKD như một công cụ quản trị quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chủ động xây dựng CLKD. Để làm được điều này, trước hết cần trang bị lý luận đầy đủ về quản trị kinh doanh, về hoạch định chiến lược, cập nhật các thành tựu quản trị mới của thế giới, kinh nghiệm của các công ty thành đạt khác để áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta, của bản thân Cơng ty. Có như thế mới làm thay đổi được lối tư duy cũ trong hoạch định CLKD nặng nề về con số, về dự báo mang tính chung chung kiểu hiện nay.

Công ty cũng cần tăng cường công tác cập nhật thông tin để phục vụ cho hoạch định CLKD. Thông tin quan trọng cả cần quan tâm với VinaKin là thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, pháp luật… và những yếu tố mới như thương hiệu, xúc tiến bán… phải đưa vào tư duy chiến lược.

- Hoàn thiện các nội dung của quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh. + Nhận dạng và hoạch định sứ mạng SBU:

Phụ kiện cửa nhựa là sản phẩm có đóng góp quan trọng vào sự thành cơng của doanh nghiệp, nhưng hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa có một bản tuyên bố sứ mạng kinh doanh chính thức nào cho sản phẩm này. Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trị rất quan trọng cho sự thành cơng của một thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của cơng ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu nhựa UPVC trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành cơng hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình. Vậy nên, VinaKin cần khắc phục ngay sự thiếu sót này.4

+ Phân tích TOWS chiến lược kinh doanh.

Cơng ty cần có sự chủ động trong nghiên cứu mơi trường kinh doanh bên ngồi, chứ không chờ đợi thông tin một chiều từ các cơ quan Nhà nước cung cấp. Ln phải chủ

động tìm kiếm các thơng tin riêng, các thông tin thể hiện sự thay đổi về chất của các xu hướng công nghệ, xu hướng tiêu dùng, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế, …

Trong cơng tác phân tích nội lực thì ngồi tự đánh giá mình với trước đó thì cần phải xem xét trong tương quan với môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh, như thế mới khách quan và tìm thấy điểm mạnh điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường mục tiêu.

+ Thiết lập mục tiêu chiến lược kinh doanh.

Công ty cần phải xác định rõ định hướng phát triển của mình theo hướng thị trường, theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Việc xây dựng mục tiêu cũng phải được đổi mới, mục tiêu phải thể hiện những gì mà cơng ty muốn vươn tới. Mục tiêu chiến lược phải thiên về định tính và thay đổi về chất bên trong công ty chứ không chỉ là những chỉ tiêu kinh doanh trong các giai đoạn hay các mục tiêu chung chung. Tầm nhìn trong 5 năm tới, VinaKin phấn đấu phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm phụ kiê ̣n KinLong rô ̣ng khắp cả nước,đem sản phẩm KinLong đến với đông đảo khách hàng và KinLong sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho các cơng trình.

+ Thiết lập nội dung phương án chiến lược kinh doanh.

Cần ứng dụng phân tích TOWS để xác lập phương án chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ, chi tiết và càng đưa ra nhiều phương án, đưa ra nhiều tình huống kinh doanh cùng các biện pháp giải quyết thì Cơng ty càng chủ động hơn đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Dưới đây luận văn xin đưa ra một vài giải pháp cụ thể để xác lập phương án chiến lược kinh doanh VinaKin trên thị trường là địa bàn Hà Nội.

Định giá thương mại: Đây là cách định giá phổ biến của tất các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. VinaKin cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, như tìm thêm nhà cung ứng giá cả phải chăng mà chất lượng tốt, và mở rộng quy mô sản xuất … để có thể có mức giá phù hợp với thị trường chung.

Hệ thống phân phối: Công ty cần mở rộng hệ thống phân phối để có thể đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn, nhanh về thời gian, đảm bảm về chất lượng. Đa phần các cơ sở phân phối hiện tại của Công ty là lân cận với địa bàn của Công ty, và bán chủ yếu cho các đại lý, các cửa hàng gần khu vực. Vậy nên cần cân nhắc vấn đề mở rộng hệ thống phân phối, để có thể đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường Hà Nội sâu hơn.

Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã: để tăng tính tiện lợi và năng động cho người tiêu dùng. Hiện nay, Công ty chủ yếu kinh doanh sản phẩm nhôm và nhựa UPVC, Công ty nên quan tâm tới việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hơn. Ví dụ có thể kinh doanh thêm sản phẩm bằng đồng, inox… ngày càng có nhiều nhãn hiệu mới lạ, giúp người tiêu dùng đa dạng trong lựa chọn, sự lựa chọn hầu như gắn với các sản phẩm có thương hiệu, hoặc mẫu mã có sự chau chuốt, vậy nên cơng ty cũng cần coi trọng vấn đề này.

Quảng Cáo, tiếp thị: Như phân tích ở trên, sự lựa chọn của người tiêu dùng đã có phần khắt khe hơn, nên cơng ty cần phải coi trọng tới vấn đề tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thơng qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, bằng cách tăng cường quảng cáo tiếp thị, trước đây công ty gần như không quan tâm tới vấn đề quảng cáo, đây là hạn chế của Công ty. Cách làm này khá hiệu quả trong sự quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Một câu Slogan dễ nhớ và ấn tượng cũng giúp cho hình ảnh sản phẩm in sâu trong tâm trí người tiêu dùng.

Khuyến mãi: Hiện tại Cơng ty mới chỉ có chính sách khuyến mãi, mua 10 sản phẩm tặng 1 sản phẩm kèm theo, đối với các khách hàng mua nhiều, đa phần là các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Như vậy, cũng chưa đủ sự hấp dẫn của sản phẩm, kích thích tiêu dùng, mà theo ý kiến của em, cần có chiêu khuyến mãi với cả những khách hàng là cá nhân tiêu dùng, thì mới nhanh đưa thương hiệu sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng, ví dụ mua combo 10 sản phẩm, hỗ trợ bảo hành trọn đời sản phẩm,… chính sách khuyến mãi này cũng nên được xem xét.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)