Phân bổ nguồn lực triển khai chiến lược.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 29 - 31)

Phân bổ nguồn lực triển khai chiến lược đó là phân chia phù hợp vào các phòng ban để triển khai chiến lược hiệu quả. Dựa vào những mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn mà nhà quản trị cần phải tiến hành phân bổ nguồn lực cho các hoạt động triển khai chiến lược. Doanh nghiệp xem xét nguồn lực bên trong doanh nghiệp sẵn có hay phải tìm mới, thay đổi phân bổ vào các bộ phận chức năng phù hợp đảm bảo nhất quán và liên kết với nhau. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo trước hết là yếu tố con người có nghiệp vụ chuyên mơn, đầu tư máy móc cơng nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo các nguồn lực tài chính nhằm phân bổ và nâng cao nguồn lực doanh nghiệp..Phân bổ nguồn lực gồm 2 yếu tố:

- Phân bổ nguồn vốn: Chiến lược không thể thực hiện được nếu khơng có ngân sách. Doanh nghiệp cần xác định rõ việc phân bổ ngân sách đối với từng chính sách để có thể triển khai đạt hiệu quả tốt nhất.

Chính sách tài chính bao gồm tập hợp các hoạt động về dự tốn ngân sách tài chính, huy động vốn, chính sách thu mua, lãi suất cổ phần, chín sách tiền mặt trong triển khai chiến lược. Dự tốn ngân sách tài chính mơ tả chi tiết vốn được cung cấp và chi tiêu ra sao ? Huy động vốn cần thiết các nguồn vốn từ lợi nhuận, các khoản nợ, cổ phần… Chính sách thu mua phải dự tốn kế hoạch thu mua gắn với tình hình tài chính. Lãi suất cổ phần định rõ quy tắc phân chia lợi nhuân trong thực hiện chiến lược. Chính sách tiền mặt: Nguồn tiền mặt lấy từ đâu ? Sử dụng ra sao? Làm thế nào để gia tăng tiền mặt khi thực thi chiến lược ?

Nguồn vốn có thể khai thác từ nguồn vốn nội tại của doanh nghiệp hoặc tăng cường các khoản nợ, tăng thêm chủ sở hữu…

- Phân bổ nguồn nhân lực: Đối với mỗi vị trí nhân lực, doanh nghiệp cần cân nhắc sao cho phù hợp ở từng đặc thù công việc, tạo hiệu quả cao nhất trong cơng việc. Có thể cắt giảm, điều chỉnh số lượng nhân viên để đảm bảo đảm nhiệm vị trí cơng việc cho tới chất lượng cơng việc.

Mỗi cá nhân cần tự ý thức về nhiệm vụ bản thân, hồn thành tốt cơng việc, góp phần đạt được chiến lược, mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Kết luận: sau khi tìm hiểu hết các vấn đề lý luận cơ bản về triển khai chiến lược kinh

doanh, tạo tiền đề cho việc phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác triển khai chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp bất kỳ, cũng như đối với VinaKin tìm hiểu tiếp theo ở chương 2.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)