Thực trạng thiết lập các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 45 - 48)

phân tích mơi trường chiến lược

2.3.3. Thực trạng thiết lập các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp.

Với mỗi một năm, tùy thuộc theo tình hình cơng ty cùng với sự biên động của thị trường, VinaKin đã xây dựng những mục tiêu thường niên nhằm thực thi có hiệu quả đối với mục tiêu chiến lược dài hạn.

Mục tiêu 2015 Mục tiêu 2016 Mục tiêu 2017 -Thị phần đạt 11% trong kỳ đầu tiên

2016, các kỳ tiếp theo duy trì tốc độ tăng trưởng tiêu thụ khơng dưới 18% so với kỳ trước đó.

-Doanh thu dự kiến đạt 30,512-31,2 triệu đồng. - Doanh số bán hàng tăng 15% so cùng kỳ 2015. - Doanh thu tăng 10% so với 2015 - Tăng lượng khách hàng mới lên tới 20%

- Đầu tư hơn về marketing, thu về 32% khách hàng biết đến công ty sau các hoạt động Marketing.

- Doanh thu dự kiến tăng 15% so với 2016. - Tăng thêm 30% lượng

khách hàng biết đến công ty nhờ mở rộng thị trường.

Bảng 2.3: Mục tiêu ngắn hạn năm 2015-2017 của VinaKin (Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Với các mục tiêu đề ra, năm 2015, VinaKin thu về mức doanh thu 32,859 triệu đồng, làm tăng thị phần lên 11,9%. Điều này cho thấy chiến lược kinh doanh mà VinaKin đề ra là hợp lí, thực hiện có hiệu quả. Tới năm 2016 và năm 2017, doanh thu tăng dần tới 87,705 triệu và 1,216,572 triệu nhưng mức lợi nhuận đi xuống đáng kể so với 2015, điều này phản ánh mức chi phí bỏ ra là quá lớn khi thực hiện triển khai các chính sách marketing, mở rộng thị trường… trong khi hiệu quả đem về không cao, giảm bớt lợi nhuận của doanh nghiệp.

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% Kém Yếu Trung bình Khá

Biểu đổ 2.6: Thực trạng công tác triển khai mục tiêu hàng năm của cơng ty (Nguồn: Điều tra thực tế)

Theo biểu đồ, nhìn chung cơng tác quản trị mục tiêu ngắn hạn của VinaKin được các nhân viên trong công ty đánh giá khác nhau. Cụ thể từng tiêu chí như sau :

- Tính phổ biến : chỉ tiêu này được đánh giá ở mức tốt (70%) và khá (30%). Đây có thể coi là con số khả quan do mỗi mục tiêu đưa ra được truyền tải đến hầu hết các nhân viên trong doanh nghiệp, như vậy các nhân viên sẽ xác định được phương hướng mục tiêu phấn đấu của bản thân.

- Cụ thể và đo lường được : chỉ tiêu này có 20% ý kiến đánh giá tốt, 60% đánh giá khá và 20% đánh giá trung bình. Trong doanh nghiệp, các bộ phận đưa ra các mục tiêu tương đối rõ ràng, và tuy nhiên mức độ đo lường được của mục tiêu sẽ khác nhau tùy từng bộ phận.

- Gắn mục tiêu với thưởng phạt : đây là chỉ tiêu được đánh giá trung bình (20% khá, 50% trung bình, 30% yếu ). Hiện tại doanh nghiệp áp dụng hình thức thưởng vượt doanh số, thưởng vượt mục tiêu đề ra nhằm kích thích nhân viên làm việc. Tuy nhiên thưởng này, chủ yếu diễn ra ở phịng kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách phạt chưa rõ ràng. Khi nhân viên hoàn thành chậm trễ hay khơng đạt mục tiêu trong kế hoạch tháng thì chỉ bị nhắc nhở, tham gia đào tạo huấn luyện lại.

- Tính khả thi và thách thức : đây là chỉ tiêu được đánh giá kém nhất trong 4 chỉ tiêu ( 40% yếu, 30% trung bình, 30% khá ). Các mục tiêu đưa ra chưa khả thi vì trình độ của nhân viên chưa tương quan với trình độ của nhà quản trị. Các mục tiêu mang tính quá sức đối với nhân viên, làm nhân viên mất động lực làm việc.

Mục tiêu năm 2018 tới, VinaKin phấn đấu lợi nhuận tăng 15% so với 2017, đồng thời hình ảnh sản phẩm sẽ tiếp cận tới nhiều nguồn khách hàng hơn thơng qua các chính sách về marketing, VinaKin quyết tâm thực hiện mục tiêu này vì chính sách marketing 2016- 2017 vừa qua chưa hiệu quả, kết quả chưa như mong muốn.

Tuy nhiên thị trường ngành của VinaKin căn cứ vào thị trường đất đai, xây dựng. Theo một số chuyên gia, năm 2018, thị trường vật liệu xây dựng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản năm 2018 có thể sẽ khơng cịn tăng trưởng sơi động theo bề nổi, mà thay vào đó là sự phát triển ổn định, trầm lắng hơn. Số dự án bất động sản được khởi công mới trong năm tới không nhiều, nên sức cầu tiềm năng đối với ngành vật liệu xây dựng cũng sẽ ít đi. Đây cũng là một hạn chế của VinaKin trong năm 2018.

Mà trong thực tế, hình ảnh về sản phẩm của VinaKin thơng qua các chiến lược marketing vẫn chưa được phổ rộng. Dù VinaKin đang rất tích cực trong các hoạt động hội chợ, triển lãm, quảng cáo sản phẩm nhưng độ phủ rộng của sản phẩm vẫn chưa lớn, tập khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng cũ và do khách cũ giới thiệu, điều này khiến VinaKin khó đạt được mục tiêu trong năm 2018 tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tri n khai chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và công nghệ việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)