Trồng Vetive rở Trường Sa

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 32)

Từ năm 2002, Vetiver đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải cho phép trồng ở Việt Nam cũng như trên một số đoạn taluy trên các tuyến đường trong cả nước. Vài năm gần đây, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ phối hợp với Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Hải quân đã trồng thử nghiệm loại cỏ này trên các đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hòa).

Người trực tiếp mang cỏ lên tàu hậu cần ra Trường Sa từ cảng Cam Ranh cùng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ là anh Ngô Đức Thọ, một chuyên gia nghiên cứu về cỏ Vetiver và ứng dụng của nó trong các giải pháp chống sạt lở cho cơng trình thủy lợi. Trong chuyến đi đó, đồn cơng tác đã mang theo 1.000 bầu cỏ giống, 10 tấn trùn quế và một số loại hạt giống khác. Anh Thọ cho biết: “Cỏ Vetiver được chúng tôi cùng các chiến sĩ hải quân trồng tại cổng UBND xã, bờ hàng rào vườn rau, trồng cộng sinh với một số cây bàng vng ngồi phần đảo mới bồi đắp,

ven các công sự… Đây là loại cỏ có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt nhưng thời điểm đó chúng tơi cũng hết sức lo ngại. Thổ nhưỡng trên đảo chủ yếu là san hô vụn rời như cát, cát biển và sỏi đá, trước giờ chỉ có các lồi thực vật đặc trưng như muống biển, phong ba, bão táp, bàng vuông, mù u và một ít cây dừa nằm sâu trong đảo là sống được…”.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ Nguyễn Văn Cường, việc trồng thành công cỏ Vetiver ở môi trường khắc nghiệt như quần đảo Trường Sa là tiền đề để nhân rộng việc trồng cỏ ở hàng ngàn đảo nhỏ khác của Việt Nam. Ông khẳng định cỏ Vetiver nếu được trồng quanh các đảo nổi sẽ tạo nên vành đai chống xâm nhập mặn cho đất và cản bớt hơi nước mặn từ biển vào, từ đó, giúp các loại cây khác như rau xanh trên đảo có điều kiện phát triển tốt hơn. Với bộ rễ dài đến 12m, đâm thẳng, phần nhánh cây tính từ mặt đất có thể cao đến 2,5m, cỏ Vetiver giúp đất thấm được nhiều nước hơn vào mùa mưa, tích trữ và chuyển hóa nước ngầm tốt hơn. Theo ông Cường, cấu trúc của rễ cỏ giống như bấc thấm giúp nó đưa nước dưới sâu lên bề mặt, vì vậy, những loại cây trồng có bộ rễ nơng có thể hưởng lợi. Ngồi ra, lá cỏ Vetiver cịn có thể làm mái lợp hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)