Và Bản đồ Tinh dầu Hena

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 41 - 42)

Hồng Vân là Giám đốc điều hành Hợp tác xã Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ tinh dầu & dược liệu Hena, cô đang xây dựng và phát triển Bản đồ Tinh dầu Hena, đánh dấu vùng trồng các loại cây cho nguyên liệu tinh dầu đầu tiên ở Việt Nam.

Là doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh các

sản phẩm chiết xuất từ tinh dầu từ năm 2018, Lê Thị Hồng Vân là người đam mê cháy bỏng với các loại cây dược liệu ở vùng quê nhà Đắk Lắk. Khởi đầu, Vân bán sỉ các loại tinh dầu thô, chủ yếu là tinh dầu sả, hương nhu, cam, quýt… của tỉnh Đắk Lắk và một số tinh dầu của các tỉnh khác. Sau đó, cơ mở rộng quy mô sang hợp tác, sản xuất, chế biến các sản phẩm liên quan đến tinh dầu. Việc mở rộng quy mô sản xuất dẫn tới một số vấn đề phát sinh như các đối tác là hộ dân chế biến nhỏ lẻ, sử dụng phương tiện thô sơ không đáp ứng được yêu cầu về sản lượng, chất lượng, quản lý khơng hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn nguyên liệu đầu vào vốn ngày càng khan hiếm do biến đổi khí hậu. Để giải bài tốn này, Vân cùng cộng sự đã nghiên cứu kỹ về địa lý vùng nguyên liệu, khảo sát thực tế, trải nghiệm, kiểm định đo lường và thu thập đánh giá từ nhiều đơn vị sản xuất trên thị trường tinh dầu để xây dựng Bản đồ Tinh dầu Hena với mục đích trước tiên là kiểm soát được vùng cung cấp nguyên liệu, quy hoạch sản xuất, kết nối thị trường cho Hena. “Bản đồ Tinh dầu Hena giúp chúng tôi xác định việc lựa chọn loại nào, ở vùng trồng nào là tốt nhất để sản xuất các loại tinh dầu chủ lực”. - Vân cho biết.

Bước đầu, một số vùng trồng nguyên liệu đã được Hena đánh dấu và hợp tác sản xuất là Đắk Lắk (sả, cam, quýt, hương nhu, trầm hương…), Đồng Nai (bưởi), Đồng Tháp (sen), Lâm Đồng (hồng, lavender), Quảng Nam (quế), Thừa Thiên Huế (tràm gió), Tuyên Quang (bạc hà), Yên Bái (quế)… Hồng Vân chia sẻ: “Ngành Tinh dầu của Việt Nam rất có tiềm lực phát triển. Trong tổng hơn 284 loại cây lấy tinh dầu trên thế giới thì Việt Nam đã có khoảng 186 loại, một tỷ lệ khá cao. Hiện tại HTX Hena đã khai thác được 14 loại tinh dầu dựa trên nguyên liệu ở 7 tỉnh thành. Mong muốn của chúng tơi là sẽ phủ kín bản đồ với hơn 40 loại tinh dầu ở những tỉnh thành có tiềm năng trong 5 năm tới”.

Là nhà sáng lập sàn giao dịch nông sản trực tuyến đầu tiên của Việt Nam, Phạm Ngọc Anh Tùng đánh giá cao ý tưởng Bản đồ Tinh dầu Hena, mặc dù hiện bản đồ mới được xây dựng dưới dạng 2D, còn khá đơn giản về cách thể hiện. Anh cho rằng bản đồ này sẽ rất hữu ích khi các chủ doanh nghiệp muốn đánh dấu vùng nào có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với loại cây đặc hữu nào, cho tinh dầu gì, và dự báo được cả diện tích và sản lượng có thể khai thác để lên kế hoạch sản xuất một cách chính xác mà khơng phải mất quá nhiều thời gian…

Huyền giới thiệu sản phẩm tại hành lang Tòa nhà Quốc hội tại Hà Nội.

Hồng Vân khảo sát địa điểm trồng quýt để làm tinh dầu.

NhâN vật

Gặp anh tại một hội nghị của ngành thú y, nhìn dáng người cao thanh, giọng nói sang sảng và cách diễn đạt khúc chiết của anh, thật khó tin là anh đã bước sang tuổi 75. Ở tuổi “thất thập”, trơng anh vẫn rất phong độ. Nói chuyện với tơi, ngay từ câu đầu tiên anh đã thẳng thắn: “HANVET có được như hơm nay là do cơng sức, trí tuệ của nhiều thế hệ cán bộ công nhân công ty”!.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)