Tiếp nối nghề xưa

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 51 - 52)

Ơng Nguyễn Như Khanh, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề thôn Cao, cho biết nghề làm hương ở thôn Cao hoạt động quanh năm, trong đó hai tháng cuối năm là tất bật nhất. “Tính ra, tốc độ và sản lượng hai tháng âm lịch cuối năm phải bằng sáu tháng đầu năm. Trung bình mỗi hộ sản xuất nhỏ cũng thu nhập khoảng từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng trong dịp này”.

Từ năm 2012, người thơn Cao đã cơ giới hóa nghề thủ cơng truyền thống, giúp năng suất lao động tăng gấp bốn lần. Hiện nay, phần lớn các hộ làm hương đều sử dụng máy bắn hương thay vì se bằng tay như trước. Bột hương từ trên phễu chảy xuống ống máy, người thợ chỉ cần nhẹ tay đẩy chiếc tăm hương vào ống, xịch một cái, tăm hương chạy từ phải sang bàn đỡ bên trái đã thành que

hương hồn chỉnh. Tồn bộ cơng đoạn hết chừng hai giây. Bà Phạm Thị Thảo, 45 tuổi, đã có hơn mười năm tuổi nghề và hiện đang làm công nhân se hương ở cơ sở Hương trầm Thế Hưng, cho biết: “Nếu máy móc chạy ngon lành thì một ngày tơi se được ba vạn nén, tiền công 75.000 đồng một vạn”.

Để đáp ứng nhu thị trường, người dân thôn Cao thường xuyên cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại cho việc quảng bá rộng rãi sản phẩm. Ơng Tạ Quang Ký, trưởng thơn Cao, cho biết: “Điều nay mắn là thế hệ trẻ ngày nay vẫn tiếp bước cha ông theo nghề làm hương, và các cháu đã phát triển nghề tốt hơn. Trước kia các cụ làm thủ công, bây giờ các cháu dùng máy, sản phẩm làm một ngày bây giờ có thể bằng mười ngày làm thủ công, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Lớp trẻ biết sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm, biết kết nối cộng đồng để tăng hiệu quả kinh tế thay vì giấu giếm nghề như trước đây. Lớp trẻ nhạy bén, sáng tạo nên quan hệ với khách hàng cũng tốt hơn. Khách hàng không chỉ ở trong tỉnh, ngồi tỉnh mà đã có hộ tìm được mối hàng xuất đi nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Đức, Pháp”...

Người thôn Cao luôn tâm niệm nén hương là phương tiện kết nối tâm linh nên trong sản xuất phải thật tâm, dùng 100% nguyên liệu thuốc bắc tự nhiên. Việc đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại cũng là để bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống.

năm 2004, làng nghề hương xạ thôn Cao được hiệp hội Làng nghề Việt nam công nhận là làng nghề tiêu biểu.

Thơn Cao hiện có khoảng trên 200 hộ gia đình, trong đó có hơn 100 hộ với 300 lao động vẫn duy trì nghề làm hương truyền thống. Sản lượng hương xạ đạt xấp xỉ 10 triệu nén/năm, doanh thu từ 2,5 tỉ - 3 tỉ đồng/năm. Một số gia đình làm ăn phát đạt đã đi nhiều nơi mở hiệu chuyên bán hương nổi tiếng một thời như Quảng Thái, Vạn Hoa, Hoàng Phát (Hà Nội); Đồng Phát (Hà Đơng); Hồng Phúc (Huế); Đồng An Xương (Sài Gịn); Đồng An Mỹ (Hải Dương)...

làNg Nghề việt: các làNg Nghề làm hươNg

Công nhân ở cơ sở Hương trầm Thế Hưng luôn dành trọng tâm huyết cho từng nén hương.

KiM nhà tổng hợp

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)