Ngoằn ngoèo đường đến Tây Giang

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 60)

Tây Giang cách Đà Nẵng 120km, trong đó khoảng 100km đèo dốc quanh co, thử thách “sức bền” của khách. Trên đường đi, loang loáng trong mắt là núi rừng, thung lũng và nhà của người Cơ Tu, tất cả đều đẹp như tranh vẽ. Thấp thống bên đường có nhiều ngơi mộ có mái che. Theo giải thích của Thìn, nữ hướng dẫn viên xinh đẹp người Cơ Tu, dân tộc cô thường chơn những người chết bình thường, chết già… bên đường và bên dưới mái che có để những vật dụng sinh thời của người chết. Các ngôi mộ này luôn được quét dọn vào dịp năm mới. Những người chết đuối hoặc trẻ em chết sớm không được hưởng đặc ân này mà phải chôn ở nơi xa nhà, hẻo lánh và khơng tảo mộ. Người giàu có, ngơi mộ khang trang có điêu khắc đầu trâu, hình con voi…

Tại điểm dừng chân đầu tiên là đồi chè Đông Giang, một vùng trồng chè nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, đã bắt đầu thấy mây bay là đà trên đỉnh núi và sau hơn 3 giờ quanh co đường đèo dốc khá hiểm trở, chúng tôi đến trung tâm huyện Tây Giang. Hình ảnh đập vào mắt là tượng một con chó ngay bùng binh trung tâm, bên dưới có khắc một bài thơ: “Xưa câu chuyện kể rằng/ Tổ tiên người Cơ Tu/ Sinh ra từ Cha Chó/ Nay có họ Z’râm/ Dù chỉ là truyền thuyết/ Trần gian nào ai hơn/ Chung thủy nhất với người/ Chắc chắn là lồi Chó/ Cơ Tu nhớ cội nguồn/ Dựng tượng thờ Tiên Tổ/ Hạnh phúc hay gian khó/ Yêu thương con Chó hiền”.

Thìn giải thích, truyền thuyết kể rằng, thời xa xưa, trời mưa lũ, nước dâng ngập hết núi rừng, chỉ còn một ngọn núi. Trên núi có một con chó và

một cơ gái sống sót nhờ trốn vào một chiếc trống. Cơ gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Sau này, hai người gặp và lấy nhau, sinh ra con cháu dòng họ Z’râm.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)