Trăn trở bảo tồn nghề cổ truyền

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 47 - 48)

Se hương khơng phải là q khó và giờ đây đã có thể làm bằng máy, tiết kiệm được thời gian, năng suất lại cao. Nhưng se hương bằng máy thì ngun liệu phải khơ hơn se tay, hương cháy nhanh và dễ bị vỡ trong lúc vận chuyển, cũng như không để được lâu. Hương đen được se tay dễ bảo quản, không hút ẩm, giữ được cả năm trời, vì thế nhiều hộ sản xuất ở đây vẫn giữ cách làm truyền thống.

Tăm hương thì phải khơ nỏ, nhưng hương thành phẩm thì lại chỉ hong khô (không phơi nắng gắt sẽ bị vỡ hương), sau đó để trong nhà từ 7 - 10 ngày rồi đem đốt thử. Hương cháy đều, không tắt ngang, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ là loại đạt yêu cầu - khi đó mới đem bán.

Là hộ sản xuất vào loại lớn nhất làng, đã đầu tư nhiều loại máy móc nên có thể cung cấp nguyên liệu cho các hộ sản xuất trong làng, ông Ngô Bá Thành cho biết, vào những dịp cao điểm cuối năm, gia đình

ơng vừa sản xuất nguyên liệu, vừa se hương thành phẩm khoảng 200 đến 300kg bột hương mỗi ngày. Hai năm trở lại đây, mặc dù dịch bệnh khiến cho sản phẩm không tiêu thụ được nhiều như trước, nhưng gia đình ơng vẫn túc tắc sản xuất. Tuy nhiên, những người trung thành với việc sản xuất hương đen từ nguyên liệu hồn tồn tự nhiên như ơng Thành đều có chung nỗi trăn trở vì khơng có người nối nghiệp. “Thanh niên giờ nếu không đi học, đi lập nghiệp xa nhà, thì cũng muốn xin vào làm việc trong các khu công nghiệp chứ không muốn lem luốc bụi than mà thu nhập chỉ khoảng 300.000 đồng/ngày. Cả làng hiện nay chỉ còn vài chục hộ còn làm nghề, bằng khoảng 1/10 so với 10 năm trước”, ông Thành cười buồn. Hai người con ông Thành cũng không theo nghề, con trai học Đại học Vũng Tàu và con gái học Đại học Thái Nguyên.

Được biết, UBND xã Dũng Liệt đã có đề án thành lập Hợp tác xã làm hương đen, một số cá nhân cũng ngỏ ý sẵn sàng góp máy móc để sản xuất, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực… Được hỏi về một số mơ hình làm hương sạch từ các vật liệu mới, ơng Thành nói: “Nếu cứ làm đúng truyền thống thì hương đen chính là hương sạch. Vấn đề chỉ là tìm thị trường, tăng năng suất để cải thiện cho người làm nghề mà thôi. Tôi tin là một khi phong tục dâng hương thành kính cịn, thì nghề làm hương vẫn được duy trì”.

Sản phẩm Hương đen làng Choá dài 1m đến 1,1m là sản phẩm phù hợp với Chùa, Đền, nhà thờ Họ, Miếu… Thời gian cháy lâu lên tới 10 - 12 tiếng/nén.

làNg Nghề việt: các làNg Nghề làm hươNg

Đi về hướng Tây Nam thành phố

Huế tầm 7km, trên đường Huyền Trân Công Chúa là làng hương lớn nhất xứ Huế, nổi tiếng với nghề làm hương trầm hàng trăm năm nay. Đến làng, ngoài tham quan, du khách còn được trải nghiệm các công đoạn làm hương bằng thủ cơng khi có thể tự tay làm nên một nén hương thơm ngát.

Làng… thơm

Vừa bước chân đến đầu làng, khách đã có thể nghe hương thơm tỏa ngát không gian. Hương Thủy Xuân có mùi thơm đặc trưng. Hầu hết người dân ở đây đều biết se hương từ khi còn nhỏ. Họ sống bằng nghề làm hương, nghề truyền thống như đã ăn sâu vào máu thịt.

Theo lời của nhiều nghệ nhân thì nghề làm hương ở đây đã tồn tại hơn 700 năm. Xưa, đây là nơi cung cấp hương cho triều đình, các phủ quan và nhân dân trong vùng Thuận Hóa. Qua nhiều thế hệ, dân trong làng cổ vẫn duy trì nghề gia truyền để làm nên những cây hương trầm thơm ngát cho đời, phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân trong, ngoài tỉnh.

Như nhiều làng nghề làm hương khác, để làm hương, khâu quan trọng đầu tiên là chọn nguyên liệu. Nguyên liệu làm hương ở Thủy Xuân thường gồm ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, bạch đàn, quế… hòa với nước, trộn lại với nhau làm bột hương. Người Huế kỵ thắp hương bị tắt nửa chừng hay cháy bùng bất thường, vì vậy, lõi hương Thủy Xuân phải là thân tre già lấy từ rừng Nam Đơng, Bình Điền hay Phong Sơn về chẻ nhỏ và được phơi nắng liên tục nhiều ngày để lõi hương thật khơ, thật giịn. Làm vậy, khi đốt lên, cây hương mới cháy đều đến tận chân hương mà không gãy ngang. Công đoạn chẻ lõi cũng yêu cầu sự điêu luyện và dứt khoát của người thợ mới làm ra được từng loại chân hương theo đúng kích cỡ đại, trung, tiểu. Bột hương trộn dẻo rồi được se quanh lõi hương, se sao cho vừa đủ mỏng, tròn rồi mới đem đi phơi nắng. Để tăng năng suất, có hộ đầu tư máy móc chẻ lõi, se hương… Làm bằng máy có thể cho sản lượng tăng gấp năm đến mười lần, góp phần tăng giá trị kinh tế. Tuy vậy, vẫn có những nghệ nhân tâm

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)