Nhang sạch từ gương sen, rễ cây

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 56 - 57)

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều thương hiệu nhang sạch, với nguồn nguyên liệu từ thảo mộc đặc trưng địa phương, dùng tăm tre mộc không tẩm màu như nhang làm từ lá cây khuynh diệp, lá cây quao… Với bạn trẻ 9x Ngọc Anh (Cao Lãnh, Đồng Tháp) thì gương sen chính là nguồn ngun liệu để làm nên sản phẩm nhang sạch Liên Tâm hết sức độc đáo.

Chỉ mới được giới thiệu đến thị trường khoảng hai năm nay, nhưng sản phẩm nhang từ loại sen hồng đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Thay vì bỏ đi sau khi khai thác lấy hạt, gương sen được phơi khơ, xay nhuyễn thành bột mịn, sau

đó trộn với một số bột từ vỏ cây có hương thơm như quế, tràm, hồi và vỏ cây bời lời (làm chất keo kết dính tự nhiên) rồi se thành từng nén nhang và đóng thẻ phơi khơ dưới nắng. Sản phẩm khá đa dạng với 10 loại khác nhau, mỗi sản phẩm tùy loại có giá từ 70.000 - 140.000 đồng. Tuy giá cao hơn các sản phẩm nhang thông thường khác, nhưng ưu điểm của loại nhang làm từ gương sen chính là 100% nguyên liệu đến từ thiên nhiên, khơng hóa chất, khơng phẩm màu, khơng hương liệu, chân tăm màu mộc, mùi hương nhẹ nhàng, thanh dịu, tốt cho sức khỏe người dùng. Ngọc Anh chia sẻ, việc khai thác được một phế phẩm từ sen là gương sen, Liên Tâm đã nâng cao thêm giá trị cho cây sen, mang thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương, giải quyết được vấn đề môi trường và cung cấp thêm một giải pháp nhang sạch cho người tiêu dùng.

Cũng với mục đích đưa nhang sạch vào thị trường để vừa kinh doanh vừa góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chị Trâm Anh (Tổng Đại lý Hương sạch Marin Miền Nam) đã phối hợp cùng đối tác là một doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế để sản xuất nhang với nguồn nguyên liệu chính là cây hương bài được trồng ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình…

Hương bài là một loại thảo mộc bản địa, sống tự nhiên trên các vùng rừng núi, sườn đồi ở khắp nơi trên đất nước ta. Đây là loại cỏ có lá hình nan quạt, có bộ rễ dày, khỏe, đâm thẳng sâu xuống đất và có nhiều dược tính, thường được khai thác để chế biến tinh dầu. Ông bà xưa đã dùng rễ cây hương bài nghiền nhỏ, cuốn vào giấy bản để làm hương thắp mỗi dịp Tết cổ truyền. Để có nguyên liệu, chị Trâm Anh giao cho người dân địa phường trồng cây hương bài trong vườn nhà và mỗi 2 - 3 năm chị sẽ thu mua để khai thác rễ. Rễ này sẽ được làm sạch, phơi khô và nghiền thành bột mịn rồi trộn cùng bột gỗ nhãn và bột vỏ cây bời lời (như một loại keo giúp kết dính tự nhiên) sau đó se nhang và phơi khơ như quy trình làm hương truyền thống. Chị Trâm Anh cho biết: “Ngay trong rễ cây hương bài đã có mùi vị tinh dầu rất thơm nên chúng tôi không cần cho thêm một loại chất tạo mùi nào khác.

Nhang là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của người Việt và một số quốc gia châu Á. Vì vậy nhang sạch được làm từ cỏ cây thiên nhiên với mùi hương tinh khiết, trong lành, an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình cũng đang là nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.

Sản phẩm nhang từ gương sen.

Mỗi khi về quê, tôi thường được mẹ nấu cho món canh tép đồng với rau dền xanh ngon, mát. Trước khi nấu, mẹ tôi thường tỉ mỉ chọn rau. Vườn nhà có nhiều loại rau dền như dền xanh, dền tím, dền cơm, dền gai; có cây là thân bị dưới đất, có loại thân mọc thẳng đứng; có cây màu xanh, cây màu đỏ tía, nhưng khơng phải loại nào nấu canh với tép đồng cũng ngon và đậm chất.

Những cây dền xanh thân bị dưới đất có màu tím dợt trên thân ln là loại rau mẹ ưa thích vì theo mẹ, rau dền mọc sát đất có mùi vị thanh bùi đặc trưng, màu nước canh khi chế biến không bị sẫm màu, con tép đồng trong tơ canh nhìn bắt mắt hơn…

Hái rau về, mẹ tôi cẩn thận lặt lấy phần non và nhẹ nhàng rửa sạch đất cát. Trong thời gian đó, ba tơi tranh thủ đi ủi dưới các đám rong ngoài đầm sen kiếm tép. Dụng cụ bắt tép khá đơn giản với chiếc ủi do ba tôi tự chế, phù hợp với địa hình rong rêu mỗi khi cần bắt tép đồng. Tép đồng bắt về, mẹ tôi đem rửa sạch và ướp với hành tiêu mắm cho thơm. Để tép ngấm gia vị chừng 5 - 10 phút, mẹ bắt đầu xào tép với dầu ăn và hành tím thái nhỏ. Con tép chuyển màu đỏ nhẹ là mẹ cho nước vào nấu. Nước sôi già, mẹ bắt đầu bỏ mớ rau dền vào và cho lửa nhỏ, thêm gia vị cho nước canh đậm đà rồi tắt lửa.

Ngày nóng, khơng gì bằng ăn chén cơm trắng với cá kho hoặc khô chiên, thỉnh thoảng lại húp một muỗng canh ngọt ngào vị tép, thanh mát vị rau!

nhƯ QuỲnh

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 65 - Tháng 06_2021 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)